3 Cách chống thấm khe co giãn hiệu quả, đơn giản

Đối với những công trình cao tầng thì việc sử dụng khe co giãn là điều cần thiết. Khe co giãn nhằm đảm bảo cho công trình an toàn khi bị lún lệch, hay co ngót do nhiệt trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để chống thấm khe co giãn hiệu quả? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khe co giãn là gì?

Khe co giãn hay còn gọi là khe lún là khoảng trống kết cấu của dầm và là khoảng hở hẹp cắt dọc công trình từ phần móng đến mái để chia công trình thành hai khối riêng biệt.

Tại sao nên làm khe co giãn?

Bê tông sẽ giãn và nở khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi. Nếu không kiểm soát quá trình này có thể khiến các vết nứt xuất hiện. Do đó việc thiết kế và thi công khe co giãn là cực kỳ quan trọng đối với sàn bê tông. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt của bê tông.

Nếu không đặt các khe co giãn, việc bê tông bị nứt sẽ gây ra các hậu quả:

  • Mất thẩm mỹ: các vết nứt xuất hiện ở các vị trí khác nhau làm cho công trình trở nên xấu đi.
  • Tốn kém chi phí và thời gian để khắc phục các vết nứt này. Nếu làm ngay từ đầu sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian, tiền bạc hơn nhiều.
  • Kém bền vững: Nếu không đặt khe co giãn thì có thể công trình của bạn bị nứt trong tương lai, nếu bị ngấm nước sẽ xảy ra thấm dột làm cho công trình của bạn xuống cấp nhanh chóng.
Khe co giãn là gì
Khe co giãn là gì?

2. Vì sao phải chống thấm khe co giãn

Đo đặc điểm của khe co giãn kết cấu là bị hở hoàn toàn, việc này vô tình làm cho tình trạng thấm nước rất dễ dàng và có thể lan rộng nhanh chóng gây nấm mốc làm mất thẩm mỹ, hơn hết nó còn làm công trình xuống cấp và giảm tuổi thọ.

Hơn nữa, vị trí khe co giãn luôn luôn bị chuyển vị nên công tác chống thấm gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy mà bạn cần ý thức được tầm quan trọng của việc chống thấm khe co giãn và tiến hành bài bản ngay từ các bước đầu, gia chủ có thể gặp rất nhiều rắc rối và phiền toái trong quá trình sinh hoạt lâu dài.

>>Xem thêm: Sơn chống thấm trần nhà JYMEC – Những điều cần biết

3. Phương pháp chống thấm khe co giãn hiệu quả

3.1. Chống thấm khe co giãn bằng vật liệu chèn khe lún Sika

Sử dụng sika được xem là một giải pháp hiệu quả khi xử lý khe lún, khe co giãn trong công trình xây dựng đang được rất nhiều chủ đầu tư sử dụng. Quy trình thực hiện tiến hành như sau:

Vật liệu Sika cần chuẩn bị:

  • Backer rod – Xốp chèn khe co giãn
  • Sika Primer 3N dùng làm chất quét lót để tăng độ bám dính
  • Sikadur 731 – chất kết dính cường độ cao
  • Băng keo chống thấm Sikadur Combiflex 10P
  • Sikaflex Construction AP với vai trò làm vật liệu chèn khe co giãn
Sử dụng sika chống thấm khe giãn
Sử dụng sika chống thấm khe giãn

Các bước thi công chống thấm:

  • Bước 1: Mài vát cạnh của khe co giãn đồng thời tiến hành làm vệ sinh thật sạch sẽ, loại bỏ cát bẩn, vữa thừa, dầu nhớt dính trên bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 2: Tiến hành thi công thanh xốp chèn khe Backer rod với kích thước hợp với chiều rộng khe.
  • Bước 3: Sau đó quét lớp lót Sika Primer 3N để tăng độ kết dính.
  • Bước 4: Đợi lớp lót khô rồi tiếp tục thi công lớp keo trám Sikaflex Construction AP.
  • Bước 5: Đến khi lớp keo trám tương đối khô thì tiến hành trét lớp kết dính cường độ cao Sikadur 732 lên hai mép khe co giãn.
  • Bước 6: Dùng băng keo chống thấm Sika dán lên bề mặt khe co giãn.

3.2. Sử dụng matit chèn khe co giãn sàn bê tông để chống thấm

Vật liệu cần chuẩn bị gồm:

  • Backer rod – xốp chèn khe co giãn
  • Màng chống thấm dạng bitum hoặc HDPE
  • Turbo Seal – matit chèn khe co giãn

Turbo-Seal Là matit dạng gel cao su polymer được cải biến có tính đàn hồi cao và tình kết dính đặc biệt. Sản phẩm có tính linh hoạt cao, tính bám dính và khả năng tự phục hồi. Sản phẩm thi công đơn giản không cần gia nhiệt.

Sử dụng matit chống thấm khe cho giãn
Sử dụng matit chống thấm khe cho giãn

Các bước chống thấm cho khe co giãn bê tông với Turbo Seal được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên tiến hành vệ sinh sạch sẽ khe co giãn.
  • Bước 2: Sau đó sử dụng thanh Backer rod để chèn xuống đến cao độ đã thiết kế.
  • Bước 3: Tiếp theo tiến hành bơm đầy khe co giãn bằng matit Turbo Seal.
  • Bước 4: Tại vị trí dọc khe co giãn, tiến hành rải lớp matit sao cho độ giãn rộng ở hai bên không nhỏ hơn 20cm.
  • Bước 5: Cuối cùng thi công lớp chống thấm dán lên bề mặt matit đã trám khi nó chưa khô mặt.

3.3. Sử dụng keo trám khe co giãn

Bạn cũng có thể sử dụng keo trám khe co giãn để xử lý khe lún giữa 2 nhà. Nếu khe co giãn lớn, có thể kết hợp chèn xốp chèn khe co giãn. Sau đây là một số loại keo trám thông dụng:

Jointseal (thi công nguội)

Nó là một dạng cao su bitum trám khe co giãn thi công nguội. Vật liệu này có thể được sử dụng để trám khe co giãn, hàn kín vết nứt. Nó thể dễ dàng thi công bằng tay. Đây là loại vật liệu có độ kết dính rất tốt và thậm chí liên kết trên bề mặt ẩm. Khi vật liệu đóng rắn có thể kháng nước và chìm trong nước.

Keo trám mối nối AS4001 SW

Loại keo trám này là chất trám trét mối nối cải biến một thành phần hiệu suất cao dựa trên công nghệ MS polymer tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về ứng dụng trám trét mối nối.

4. Chống thấm khe co giãn có khó khăn gì?

Những khó khăn khi chống thấm khe co giãn như:

  • Do sử dụng màng chống thấm dạng quét thì không có độ co giãn thích hợp.
  • Các loại Foam thì không chịu được biến dạng lớn.
  • Màng khô, màng nhựa thì không độ đàn hồi và độ bám tốt trong điều kiện khắc nghiệt.
Những khó khăn trong chống thấm khe giãn
Những khó khăn trong chống thấm khe giãn

Trên đây là 3 cách chống thấm khe co giãn được tin dùng nhất. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cập nhật những thông tin cơ bản về khe co giãn cho bạn, từ đó bạn có thể lựa chọn được phương pháp chống thấm phù hợp cho công trình của mình.

>> Xem thêm: 4 cách chống thấm chân tường hiệu quả

Tags: