4 cách chống thấm chân tường hiệu quả

Bước mà mùa mưa, ngôi nhà của bạn rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Thấm chân tường là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều gia đình. Chân tường bị thấm không những khiến ngôi nhà của bạn mất thẩm mỹ, không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, mà còn khiến ngôi nhà của bạn xuống cấp một cách nhanh chóng. Vậy chống thấm chân tường thế nào là đúng cách để kéo dài tuổi thọ của công trình. Hãy tham khảo 4 cách chống thấm chân tường hiệu quả ngay dưới bài viết sau đây nhé.

1. Nguyên nhân khiến chân tường bị thấm

Nguyên nhân khách quan

Do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm trong đất lớn. Mà xi măng có bản chất hút nước mạnh. Chúng sẽ hút nước và đưa 1 phần nước này theo mạch, lan lên phần tường trên. Phần còn lại “giấu” ở chân tường gây hiện tượng thấm ướt, ẩm mốc.

Do công trình lâu năm nên bị xuống cấp và dễ phát sinh các vấn đề thấm dột. Trong đó có sự cố tại khu vực chân tường nhà.

Nguyên nhân chủ quan

Ngay từ khi tiến hành thi công xây dựng công trình. Chủ nhà hay chủ thầu đã không áp dụng các biện pháp chống thấm. Điều này đã khiến cho tường bị thấm, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng công trình về sau.

Ngoài ra, quá trình thi công ẩu, kém về chất lượng. Cụ thể khi tiến hành làm phần móng, chân tường người thợ không sử dụng đủ vữa và xi măng. Tạo nhiều lỗ rỗng giữa các viên gạch điều này vô tình tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường một cách nhanh chóng Ở khu vực thành thị hoặc khu trung tâm, nhà làm san sát, khe hở giữa 2 nhà nhỏ. Nước luôn ứ đọng, gây hiện tượng thấm ngược tường khá cao.

Nguyên nhan chân tường nhà bị thấm
Nguyên nhan chân tường nhà bị thấm

2. Những ảnh hưởng khi chân tường bị thấm

  • Chân tường bị thấm gây ra nấm mốc, rong rêu khiến chúng trở nên xấu xí, làm mất đi giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.
  • Khi chân tường bị ẩm mốc sẽ khiến cho các vật dụng như giường, tủ, kệ đồ điện kê sát tường dễ bị ảnh hưởng hư hỏng.
  • Ảnh hưởng nặng nề hơn là thấm kéo dài sẽ làm hỏng kết cấu chân tường, sau dần sẽ lan sang các phần khác của ngôi nhà.
  • Nấm mốc khiến cho vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng tới đường hô hấp của các thành viên trong gia đình.
Những ảnh hưởng khi chân tường bị thấm
Những ảnh hưởng khi chân tường bị thấm

>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về sơn chống thấm trần nhà

3. 4 cách chống thấm chân tường hiệu quả

3.1. Ốp gạch hoặc ốp đá để chống thấm chân tường

Sử dụng gạch hay đá trang trí được dùng ốp chân tường là cách truyền thống với mong muốn vừa để trang trí cho nhà thêm đẹp mắt hơn vừa hạn chế hiện tượng ngấm nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về xây dựng chỉ ra rằng đây là phương pháp không mang lại hiệu quả cao.

Ở phương pháp này ta sẽ sử dụng đá hay gạch ốp lên cao 1-2 mét xung quanh tường, nhưng nó lại làm đoạn tường bị hở do hơi ẩm từ nước trở lên nhanh hỏng hơn. Gạch hay đá khi ốp không thể làm tốt việc giữ kín kẽ hở ít nhiều làm hơi ẩm bị giữ lại, lâu dần thấm ngược lại. Vì thế, đây là phương pháp chống thấm chân tường không nên áp dụng hiện nay.

Ốp gạch chân tường chống thấm
Ốp gạch chân tường chống thấm

3.2. Sử dụng giấy dán tường để chống thấm

Một trong các phương pháp cũng được người dân sử dụng rất nhiều chính là giấy dán tường. Đây là phương pháp được cho là tiết kiệm và cũng ngăn thấm dột. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời về lâu dài không thể loại bỏ hiện tượng chống thấm.

Sau một thời gian sử dụng giấy dán tường, hơi nước sẽ làm bong keo dán hoặc vàng ố gây mất thẩm mỹ. Phương pháp này chỉ nên sử dụng trong các nhà thuê trọ để hạn chế chi phí đầu tư làm chống thấm.

Sử dụng giấy gián tường chống thấm
Sử dụng giấy gián tường chống thấm

3.3. Chống thấm chân tường bằng xi măng hoặc vữa trộn xi măng

Một trong biện pháp chống thấm hiệu quả và an toàn nhất được nhiều công trình sử dụng chính là đục một lớp vữa trát sát chân tường khoảng 0.5 đến 1m. Sau đó, tiến hành quét một lớp chất chống thấm gốc xi măng, tiếp theo trát lại bằng một lớp vữa có trộn phụ gia chống thấm.

Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn một nhược điểm chính là trong một vài trường hợp nhỏ đối với tường trát nước vẫn có thể thấm dần qua mao mạch vì thế dễ gây hiện tượng thấm ngược.

3.4.Sử dụng dung dịch chống thấm Water Seal DPC

Đây là hóa chất chống thấm có dạng tinh thể thẩm thấu. Thuộc nhóm keo chống thấm chân tường nhà. Các chất hóa học trong Water Seal DPC sẽ thấm sâu vào gạch, bê tông… rồi tạo ra gel bịt kín những lỗ rỗng hình thành trong quá trình thi công bằng vữa xi măng bằng phản ứng silicon. Việc “vá” các lỗ rỗng có tác dụng cách ẩm và ngăn hơi nước trong các mao mạch tường thấm qua chân tường.

Quy trình thi công

Bước 1: Tiến hành đục phần chân tường

Tiền hành đục chân tường khoảng 30cm đến 40 cm. Lưu ý chỉ đục lớp vữa bên ngoài và không được gây tác động vào phần gạch phía trong.

Dùng dung dịch chống thấm Water Seal DPC
Dùng dung dịch chống thấm Water Seal DPC

Bước 2: Tạo phễu trong chân tường để rót hóa chất

Tiến hành khoan một lỗ với góc nghiêng khoảng 45 độ. Độ cách nền chân từ 15cm đến 20cm.

Mức độ khoan như sau:

  • Khoan sâu 11cm với tường dày khoảng 10cm.
  • Khoan hai mũi với tường dày 20cm. Trong đó, một mũi nghiêng 45 độ, sâu 10cm từ hàng gạch dưới lên. Mũi thứ 2 khoan sâu 22cm.

Tạo phễu trong chân tường
Tạo phễu trong chân tường

Bước 3: Làm sạch chân tường

Dùng máy thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn các tạp chất trên tường. Sau đó bạn phun một ít nước vào lỗ khoan. Rồi tiến hành đặt ống dẫn dung dịch vào mỗi lỗ khoan. Chuẩn bị sẵn vữa để bịt kín miệng lỗ khoan ngay sau khi rót hóa chất, tránh xảy ra hiện tượng không có sẵn vữa khiến dung dịch bị chảy ra ngoài.

Bước 4: Rót sika chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan

Lắc đều can chứa dung dịch Water Seal DPC sau đó tiến hành rót dung dịch hóa chất Water Seal DPC vào từng lỗ khoan một. Mỗi lần rót dung dịch Water Seal DPC vào lỗ khoan, chỉ nên rót khoảng 30ml đến 35ml. Rót nhiều lần liên tục để dung dịch thẩm thấu từ từ vào các mao mạch, đến khi lỗ khoan đầy dung dịch thì dừng lại. Về cơ bản, tường dày 10cm cần khoảng 1.5 lít dung dịch / m tường. Tường đôi dày 20cm cần khoảng 2.5 lít đến 3 lít dung dịch/ m tường.

Bước 5: Trát bịt lỗ khoan

Trộn vữa trát lỗ khoan bằng xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỷ lệ 1:3:4:1 (Tức là 1 phần xi măng, 3 phần cát, 4 lít nước và 1 lít Water Seal DPC). Dùng vữa đã trộn để trát kín các lỗ khoan để hoàn thành công đoạn chống thấm chân tường.

Trên đây là 4 cách chống thấm chân tường hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích và có thể lựa chọn được phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả và phù hợp nhất cho công trình của mình.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo vặt giúp bạn tính lượng sơn chống thấm chuẩn xác nhất

Tags: