asdfasfasf
13-06-2024
Sơn chống thấm là một trong những giải pháp chống thấm tối ưu hàng đầu với chúng ta. Tuy nhiên, nếu như không thi công đúng cách thì phương pháp này sẽ không đạt hiệu quả thi công 100%. Vậy, làm thế nào để thi công sơn chống thấm đạt kết quả tối đa? Tìm hiểu ngay 4 lưu ý khi thi công sơn chống thấm trong bài viết dưới đây nhé!
Điều đầu tiên cần lưu ý khi thi công sơn chống thấm chính là bạn cần xem xét kỹ lưỡng các vết nứt, khe hở trên tường hoặc các vết nứt từ vữa hồ để lại khi chưa hoàn thiện công trình. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể đục các vết nứt trên tường theo dạng hình chữ V hoặc hình mang cá, độ sâu kéo dài khoảng 2cm, sau đó, quét các hợp chất chống thấm lên các bề mặt một lớp mỏng để bịt kín lại các lỗ hở bằng cọ hoặc chổi quét. Tiếp tục đợi khoảng 6-8 tiếng rồi mới quét lớp thứ hai giống lớp thứ nhất lên. Cuối cùng, bạn hãy trát hợp chất chống thấm đầy lên vị trí cần chống thấm bằng dụng cụ như bay,…
Dù sơn chống thấm không còn xa lạ với nhiều người nhưng cũng vẫn còn không ít người chưa biết về sự đa dạng của sơn chống thấm trên thị trường, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với bề mặt khác nhau. Trong các vật liệu chống thấm bao gồm: chất phụ gia chống thấm trộn cùng xi măng khi đổ bê tông, hóa chất chống thấm sàn dạng lỏng phủ trên bề mặt, sàn nhà trước khi lát gạch nền; sơn nước chống thấm chính là loại vật liệu mang lại nhiều ưu điểm nhất.
Có thể kể đến như sơn gốc xi măng giúp tiết kiệm chi phí khi dùng để thi công cho những khu vực không cần yêu cầu tính thẩm mỹ cao, sơn chống thấm sinh hóa tăng sức bảo vệ cho bề mặt, sơn nước trang trí đa chức năng,…
Có thể thấy, các loại sơn chống thấm đều mang những đặc điểm rất riêng biệt. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều được đánh giá chung là những phương pháp chống thấm tường rất đơn giản mà lại đa năng vì vừa giúp chống thấm cho công trình, vừa mang lại hiệu quả về thẩm mỹ.
Bạn cần hiểu rõ được nhu cầu chống thấm của mình trước. Từ đó có thể lựa chọn loại sơn chống thấm tốt và hoàn hảo nhất cho mái ấm nhà mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về sơn ngoại thất chống thấm trước khi sử dụng
Một điều nữa bạn cũng cần lưu ý khi thi công sơn chống thấm chính là sử dụng sơn theo sự đồng bộ, đồng nhất. Điều này có nghĩa là toàn bộ các khu vực cần chống thấm đều phải được thi công đồng bộ, nếu không đủ chi trả kinh phí, nên chia các khu vực thi công ra từng cụm, tránh tình trạng sơn không đều, chỗ nhiều chỗ ít.
Nếu không thực hiện đúng, sau khi hoàn thiện thi công, bạn sẽ gặp phải những rắc rối về vấn đề chống thấm dột như nước rò rỉ, thấm dột ở những khu vực không được thi công đủ, gây ra những thiệt hại lớn hơn, mất thêm thời gian và cả tốn nhiều chi phí sửa chữa hơn.
Điều cuối cùng cần lưu ý khi thi công sơn chống thấm chính là địa chỉ mua sơn chống thấm. Sau khi tìm ra được loại sơn chống thấm phù hợp thì bạn cần cân nhắc để chọn được cơ sở phân phối sơn an toàn, chất lượng nhất và tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, tốn tiền mua sơn rồi nhưng lại không dùng được hoặc dùng không hiệu quả.
Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các thương hiệu lớn, có uy tín lâu năm, được nhiều người công nhận và tin tưởng sử dụng. Một ví dụ điển hình cho nhà phân phối sơn uy tín hàng đầu chính là JYMEC – hãng sơn của người Việt. Không chỉ phân phối các sản phẩm sơn nội thất, sơn trang trí, sơn chống thấm của JYMEC cũng có nhiều đặc điểm ưu việt, giúp bạn tối đa trong việc chống thấm cho mái ấm nhà mình.
Không gian bên trong ngôi nhà là khu vực ít tiếp xúc trực tiếp với các tác động của môi trường. Tuy nhiên, những không gian như nhà vệ sinh, nhà tắm, bếp nấu là khu vực tiếp xúc thường xuyên với nước. Nếu trong khoảng thời gian dài những khu vực này không được bảo vệ, thi công chống thấm. Hiện tượng thấm dột có thể dễ dàng xảy ra và xâm nhập vào, phá vỡ kết cấu bền vững dẫn đến hư hại không trình.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ ẩm trong không khí khá cao và hiện tượng nồm ẩm. Điều này khiến cho hiện tượng nấm mốc và nước đọng trên bề mặt tường nhà. Sử dụng sơn chống thấm cho bên trong ngôi nhà giúp bảo vệ không gian tường nhà hiệu quả nhất.
Đối với những ngôi nhà cũ, việc xử lý bề mặt ẩm mốc là điều vô cùng quan trọng, Công đoạn này cần được thực hiện một cách triệt để. Sau khi xử lý xong, thi công một lớp sơn chống thấm giúp tăng tính thẩm mỹ đồng thời tối ưu sự bảo vệ cho không gian sống của bạn.
Những ngôi nhà mới xây, việc thi công chống thấm bên trong ngay từ ban đầu là điều cần thiết. Điều này giúp tạo nên lớp áo giáp bảo vệ bền bỉ cho không gian sống của bạn. Đồng thời, nó cũng giúp cho ngôi nhà của bạn tránh được các hậu quả sau này.
Do đặc trưng khí hậu Việt Nam khắc nghiệt, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và những tác nhân gây hại xâm nhập vào ngôi nhà của bạn. Tình trạng thấm dột ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc chống thấm cho ngôi nhà càng sớm càng tốt là điều cần thiết và quan trọng. Để có được hiệu quả bảo vệ tối ưu, tăng tuổi thọ và tối ưu tính thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà, tốt nhất bạn nên chống thấm càng sớm càng tốt. Nếu không thực hiện ngay, đến khi ngôi nhà xảy ra hiện tượng thấm dột mới thi công chống thấm. Lúc này, chi phí khắc phục có thể lên cao gấp nhiều lần đồng thời ngôi nhà của bạn cũng không thể khôi phục như lúc ban đầu.
Tường nhà và chân tường là một trong những chi tiết thường xuyên bị bỏ quên. Đây là chi tiết nhỏ nhưng có ảnh hưởng với kết cấu bền bỉ trong ngôi nhà của bạn. Trước khi thi công sơn chống thấm, bạn cần phải kiểm tra kỹ bề mặt tường nhà và chân tường. Quan sát kỹ lưỡng xem bề mặt tường và chân tường có xuất hiện các vết nứt hay không.
Nếu trên bề mặt thi công xuất hiện các vết nứt và khe hở, Bạn cần tiến hành trám trét một cách cẩn thận và kỹ lưỡng sau đó mới thi công sơn chống thấm tiếp theo. Có thể tiến hàng đục vết nứt theo hình chữ nhật có chiều sâu từ 1,5 – 2cm. Sử dụng các vật liệu thi công chống thấm giúp trám kín và làm bằng phẳng các vết nứt. Bên cạnh đó, làm sạch bề mặt thi công giúp phần nào đảm bảo được độ kết dính của sơn.
Thi công sơn chống thấm được sử dụng cho cả không gian nội thất và ngoại thất. Tuy nhiên, đối với các khu vực sàn mái lại có hiệu quả kém hơn các khu vực khác. Đây là không gian tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân đến từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nếu không chống thấm cẩn thận sẽ khiến cho nước mưa đọng lại à ngấm qua mái nhà.
Thông thường, hiệu quả chống thấm mái nhà có tuổi thọ khoảng 3 năm. Chính vì vậy, cứ sau mỗi khoảng thời gian này, bạn nên kiểm tra mái nhà của mình một lần. Nên xem xét kỹ lưỡng xem có xuất hiện vết rạn nứt nào trên bề mặt sàn mái hay không. Nếu là mái ngói nên kiểm tra có xuất hiện tình trạng rêu mốc hay nứt vỡ gì không. Việc kiểm tra, phát hiện kịp thời giúp cho bạn có thể kịp thời xử lý khắc phục.
Nếu các ảnh của hoặc những lỗ thông gió nhà bạn xuất hiện rêu mốc, nước bẩn sẽ có thể xảy ra tình trạng bị ẩm ướt. Nếu không xử lý kịp thời, những vệt nước này có thể ngấm vào tường nhà, làm giảm hiệu quả của sơn chống thấm. Nước thấm nhiều và không có biện pháp khắc phục cũng ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt. Không những làm giảm hiệu quả chống thấm, nó khiến cho lớp sơn nhà bạn bị bong tróc, phồng rộp. Mặt khác, về phong thuỷ, các cảnh của ngôi nhà ẩm ướt cũng là điều không tốt.
Trên đây là những lưu ý khi thi công sơn chống thấm mà bạn cần chú ý. Hy vọng rằng, bạn có thể bỏ túi cho mình những thông tin bổ ích và thi công sơn chống thấm cho mái ấm của mình hiệu quả.
>> Xem thêm: 2 Biện pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm mang lại hiệu quả cao
Tags: