asdfasfasf
13-06-2024
Ngôi nhà hay công trình của bạn đang sử dụng mái lợp bằng tôn để che nắng, che mưa. Nhưng dưới sự tàn phá của thời gian và sự tác động của khí hậu, môi trường xung quanh thì hiện tượng thấm dột mái tôn là điều khó tránh khỏi. Vậy nên hằng năm bạn nên kiểm tra mái tôn của mình để đảm bảo mái tôn không bị thấm dột gây hư hại đồ đạc trong nhà, gây mất thẩm mỹ và sự bất tiện trong sinh hoạt. Còn nếu mái tôn nhà bạn có hiện tượng bị thấm dột thì hãy tham khảo 6 cách khắc phục thấm dột mái tôn hiệu quả dưới đây nhé.
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng máu tôn bị thấm dột có thể kể đến như:
Dùng mắt thường: Các bạn có thể đứng dưới sàn hoặc trèo lên mái tôn để kiểm tra những vị trí tôn bị hoen rỉ, mục nát, lủng lỗ. Bằng việc quan sát vào 2 thời điểm: mưa và nắng to các bạn có thể dễ dàng đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn.
Dùng vòi phun nước: Đặt vòi nước ở điểm cao nhất của mái tôn rồi phun trực tiếp nước lên mái. Các vị trí bị thủng sẽ xảy ra hiện tượng thấm dột. Hãy đánh dấu lại để thuận tiện cho công tác chống thấm sau này.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm ngoại thất : tác dụng mang lại, mua hãng nào tốt
Đối với trường hợp này, bạn chỉ cần tháo bỏ vít lạnh cũ đã bị hư hỏng ra. Nếu không bị rách rộng hơn gioăng trên vít mới thì bạn hãy bắn vít mới vào lỗ cũ. Nếu lỗ vít cũ khá rộng, nhưng không quá lớn thì bạn sẽ bơm keo silicon vào lỗ đó, giúp cho lớp gioăng cố định những lỗ đinh vít bị lung lay.
Khi tấm tôn bị thủng không đúng vị trí gần xà đòn. Bạn có thể xử lý như sau:
Với phần mái tôn tiếp giáp với khe tường thì các bạn có thể xử lý chống thấm bằng một số biện pháp sau:
Vào mùa mưa, mái tôn phải thường xuyên hứng chịu những cơn mưa kéo dài đổ xuống, mà trong nước mưa có axit sẽ khiến mái tôn bị ăn mòn. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến mái tôn bị lủng lỗ gây thấm dột.
Giải pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này là vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn và sử dụng sơn dầu để phun hoặc quét lên bề mặt mái tôn để bảo vệ mái tôn không bị ăn mòn.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp mái tôn chưa bị lủng lỗ. Nếu mái tôn đã bị rỉ sét nặng, thủng,…các bạn nên thực hiện xử lý các lỗ thủng rồi mới quét sơn dầu để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.
Mái tôn chịu tác động của ngoại lực như cành cây gãy hoặc dị vật nào đó rơi xuống nên có thể bị gãy sóng gây đọng nước và thấm dột. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài có thể làm đứt gãy mái tôn. Vì vậy mà các bạn cần xử lý ngay khi phát hiện.
Cách xử lý như sau:
Ở các vị trí mái tôn gối lên nhau rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Đặc biệt là sau khoảng 1 thời gian sử dụng lâu dài, ở vị trí tiếp giáp tôn thường bị mục nát hoặc giãn rộng. Có 2 cách xử lý mái tôn ở nơi tiếp giáp như sau:
● Nơi tiếp giáp hở nhưng không bị gỉ: Đối với trường hợp này có thể sử dụng keo silicon bắn trực tiếp vào 2 mặt của điểm tiếp giáp. Hoặc bạn có thể sử dụng gạch để đè lên trong khoảng thời gian chờ keo dính hẳn.
● Nơi tiếp giáp hở và bị gỉ: Với lỗi này bạn cần lấy 1m tôn mới, đặt chồng lên vị trí tiếp giáp bị hở. Sau đó dùng vít và keo để cố định.
Trên đây là 6 cách khắc phục thấm dột mái tôn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để có thể xác định được hư hỏng và lựa chọn cách chống thấm phù hợp cho mái tôn của mình khi xảy ra hiện tượng thấm dột
>> Xem thêm: Chống thấm dột hiệu quả với Sika chống thấm
Tags: