Bạn cần lưu ý những điều sau trước khi chống thấm sàn mái

Sàn mái là một trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất. Vì vậy việc thi công chống thấm cho sàn mái là một việc nên làm ngay từ đầu. Thi công sàn mái đúng quy trình và kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc chống thấm. Khi thi công chống thấm sàn mái bạn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu ngay!

1. Lưu ý xử lý bề mặt bê tông trước khi chống thấm sàn mái

Với những bề mặt bê tông đã cũ, để thi công chống thấm đạt hiệu quả cao thì bạn cần phải:

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa.
  • Dùng máy xịt áp nước nước cao để vệ sinh bề mặt bê tông lót khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác…
  • Tiến hành trám vá bề mặt bê tông, gạch lát bị lõm lớn.
  • Đối với trường hợp bề mặt quá lồi hoặc quá lõm, sử dụng máy mài làm phẳng để làm sạch bề mặt. Cần chú trọng bởi bề mặt xấu có thể đâm rách vật liệu chống thấm khi có tải trọng nặng tác động lên chúng.

những lưu ý khi chống thầm sàn mái
Những lưu ý khi chống thầm sàn mái
>> Mách bạn: Sơn chống thấm đa năng JYMEC – Mang lại khả năng chống thấm sàn mái hiệu quả

2. Phải xử lý khe co giãn và vết nứt

Đối với khe co giãn:

  • Trước tiên ta tiến hành đục tẩy, làm sạch khe nứt bằng máy thổi bụi.
  • Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu, bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay.
  • Khi bề mặt các khe co giãn được làm sạch ta tiến hành bơm keo trám khe kết cấu

Đối với các vết nứt:

  • Lưu ý trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
  • Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu và bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay
  • Tiến hành trám vá các vết nứt bằng matit chèn khe.

3. Xử lý cổ ống xuyên sàn

những lưu ý khi chống thầm sàn mái hình 2

Xử lý cổ ống xuyên sàn là công đoạn cuối cùng trong hạng mục chuẩn bị bề mặt chống thấm sàn mái. Để xử lý cổ ống xuyên sàn, các bạn thực hiện như sau:

  • Trước tiên bạn hãy đục quanh cổ ống rộng từ 5mm đến 10mm tính từ mép cổ ống, sâu 5mm.
  • Sau đó quấn băng trương nở quanh cổ ống.
  • Tiến hành rót vữa không co ngót xung quanh cổ ống.
  • Trám keo Neotex Pu Joint quanh cổ ống.
  • Dùng lưới thủy tinh Gavazzi dán xung quanh cổ ống.
  • Cuối cùng quét lớp phủ tiếp theo lên lưới thủy tinh Gavazzi và cổ ống kỹ thuật xuyên sàn.

4. Chọn vật liệu chống thấm phù hợp

Sau khi tiến hành xử lý bề mặt chống thấm, xử lý các vết nứt và khe co giãn, xử lý cổ ống xuyên sàn thì bạn có thể hoàn toàn an tâm bước vào công đoạn thi công chống thấm sàn mái.

Để sàn mái đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý lựa chọn cho công trình mình vật liệu chống thấm. Cần xác định tính chất công trình để chọn vật liệu chống thấm phù hợp. Bên cạnh đó cần tìm hiểu kỹ cách thức sử dụng từng loại để sử dụng đúng cách và hiệu quả.

>> Có thể bận quan tâm: Sơn chống thấm ngoại thất : tác dụng mang lại, chọn mua hãng nào

5. Lưu ý khi sử dụng vật liệu chống thấm

5.1. Lưu ý khi chống thấm bằng màng khò

Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi chống thấm sàn mái bằng màng khò cần lưu ý:

  • Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
  • Đối với các vị trí yếu phải gia cố: Cần chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống. Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng.
  • Khi thi công mà có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng thì phải đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
  • Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
Chống thấm sàn mái bằng màng khò
Chống thấm sàn mái bằng màng khò

5.2. Lưu ý khi chống thấm bằng phụ gia Sika

Khi chống thấm sàn mái bằng phụ gia SiKa cần lưu ý những điều sau:

  • Đối với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
  • Bạn không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịpKhi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.

5.3. Lưu ý khi thi công sơn chống thấm

những lưu ý khi chống thầm sàn mái hình 4

Tuân thủ nguyên tắc trong thi công chống thấm như sau:

  • Để hiệu quả, quy trình phải phức tạp hơn nhiều: chà nhám, gia công cho phẳng chỗ lồi lõm, bả matit.. rồi mới tiến hành thi công sơn chống thấm.
  • Chống thấm nhiều lớp: Bạn nên sơn ít nhất là 2 lớp sơn chống thấm để hiệu quả chống thấm được tối ưu.
  • Trường hợp bề mặt cần thi công sơn chống thấm có kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép thì trước tiên, bạn cần dầm thật chặt kết cấu, vừa đảm bảo độ bền chắc, vừa gia tăng khả năng ngăn nước, sau đó mới tiến hành sơn chống thấm.
  • Chọn loại sơn chống thấm tốt Một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo hiệu quả của việc thi công sơn chống thấm là chất lượng sơn chống thấm. Sơn chống thấm chất lượng tốt sẽ giúp công trình của bạn bền lâu và giữ được vẻ đẹp như mới theo thời gian. Bạn có thể tham khảo thêm dòng sơn chống thấm JYMEC- một loại sơn cao cấp của người VIệt chống thấm tối ưu, giá cả lại hợp lý.

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý trước khi chống thấm sàn mái. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chống thấm sàn mái đạt hiệu quả cao.

>> Xem thêm: Những lý do nên dùng sơn chống thấm cho công trình nhà ở

Tags: