Bật mí cách chống thấm ban công cho mọi công trình

Chống thấm ban công là công đoạn thi công vô cùng quan trọng đối với ngôi nhà của bạn. Làm sao để bảo vệ ban công nhà mình một cách thẩm mỹ, bền bỉ nhất. Cùng JYMEC bật mí cách chống thấm hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân thấm dột ở ban công

Ban công là khu vực bên ngoài ngôi nhà. Đây là khu vực chịu nhiều nhất các yếu tố tác động ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, môi trường…Điều này khiến cho ban công thường xuyên gặp phải các vấn đề dẫn đến thấm dột  trong quá trình sử dụng

Một số nguyên nhân lớn dẫn đến thấm dột ban công có thể kể đến như:

  • Khi thi công hoàn thiện ban công, vẫn còn các lỗ nhỏ li ti, vết rạn, vết nứt … trên bề mặt sàn ban công, điều này tạo cơ hội cho nước dễ dàng theo các vết rạn, nứt,…ngấm xuống gây ẩm mốc, thấm dột.
  • Đường ống cấp thoát nước gắn liền với kết cấu công trình gặp sự cố
  • Quá trình thi công chống thấm trước đó được thực hiện ẩu, không đúng kỹ thuật, vật liệu và chất liệu chống thấm không hiệu quả, kém chất lượng…
  • Chênh lệch nhiệt độ do thời tiết thay đổi dẫn tới quá trình co ngót vật lý của bê tông: nhiệt độ nóng bê tông sẽ nở ra, nhiệt độ lạnh sẽ co vào gây hiện tượng nứt, vỡ,…
  • Thép đan sàn bê tông để thi công ban công không đạt yêu cầu, mác bê tông chất lượng xấu…
  • Khu vực khe nối giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ của ban công chưa được thi công xử lý chống thấm.

Nguyên nhân ban công bị thấm dột
Nguyên nhân ban công bị thấm dột
>> Xem thêm: 3 cách xử lý chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả

2. Một số vật liệu chống thấm ban công hiệu quả nhất

Hiện nay, trên thị trường cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm, vật liệu thi công chống thấm hiệu quả cao, chi phí hợp lý phù hợp với từng công trình thi công. Tuỳ  vào từng thực trạng ban công bị thấm đọt như thế nào, thiết kế ban công ra sao mà bạn cần cân nhắc và lựa chọn vật liệu chống thấm sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với công trình thi công của mình. Dưới đây, chúng tôi gợi ý cho bạn một số vật liệu chống thấm ban công tốt nhất trên thị trường hiện nay:

2.1 Sơn chống thấm ban công

Giải pháp sơn chống thấm là giải pháp thi công đơn giản, hiệu quả. Đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cô cùng cao cho không gian ngôi nhà của bạn. Với bề mặt sơn mịn màng, độ chống thấm tuyệt đối. Sơn giúp làm tăng khả năng ngăn chặn sự thấm qua nước và bảo vệ bề mặt ban công khỏi tác động của thời tiết. Thi công đúng quy trình và kỹ thuật sẽ mang lại tuổi thọ dài lâu cho  công trình của bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp sơn chống thấm ban công. Chúng tôi gợi ý cho bạn sản phẩm sơn chống thấm JYMEC đa năng. Sơn được thi công áp dụng hiệu quả trên nhiều bề mặt có vật liệu khác nhau như: bê tông, gỗ, nhựa composite…

Sơn chống thấm đa năng JYMEC không chỉ đem lại khả năng chống thấm tối ưu. Sơn tạo lớp  bảo vệ giúp cho bề mặt ban công luôn bền bỉ, thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Với chất lượng và giá cả hợp lý với mọi công trình. Đây là vật liệu sơn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi lựa chọn áp dụng cho hạng mục ban công.

sử dụng sơn để chống thấm ban công
Sử dụng sơn để chống thấm ban công
>> Tìm hiểu thêm: Sơn chống thấm pha xi măng là gì?

2.2 Màng chống thấm

Màng chống thấm là vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu màng này có thể sử dụng vào rất nhiều công trình thi công chống thấm. Ví dụ như: chống thấm ban công, chống thấm tầng hầm, chống thấm sàn mái sân thượng,… Với hiệu quả chống thấm tuyệt đối và độ bền bỉ cũng như tính tiết kiệm. Màng chống thám đem lại hiệu quả tối ưu cho công trình thi công của bạn.

Tuỳ vào tình hình thấm dột  ban công và thiết kế ban công, bạn có thể lựa chọn hai loại màng chống thấm sau để mang lại hiệu quả thi công tốt nhất:

  • Màng khò nóng chống thấm
  • Màng chống thấm tự dính

2.3 Chống thấm Sika

Sika chống thấm chắc hẳn không còn xa lạ đối với các công trình thi công chống thấm hiện nay. Sika mang lại hiệu quả cao mang lại tính thẩm mỹ và độ bền bỉ cho công trình thi công. Sika được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng bưởi các chủ thầu thi công.

2.4 Sử dụng các phụ gia chống thấm bê tông

Phụ gia chống thấm bê tông là các vật liệu được sử dụng khi cần thiết giúp tăng khả năng bền bỉ của công trình thi công xây dựng đồng thời hạn chế sự phá huỷ của thấm dột và ẩm mốc. Kết hợp sử dụng phụ gia chống thấm bê tông cùng các vật liệu chống thấm giúp hạn chế tối đa các hiện tượng thấm dột và ẩm mốc, tăng tính thẩm mỹ và hiệu quả bảo vệ.

sử dụng các phụ gia để chống thấm ban công
sử dụng các phụ gia để chống thấm ban công
>> Xem thêm: Chống thấm sàn mái cực hiệu quả với những bí kíp sau

3. Quy trình chung chống thấm ban công

Ban công là công trình giúp mang lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Hiện tượng ban công bị thấm dột không chỉ khiến ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ vốn có mà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến cho ngôi nhà của bạn bị xuống cấp, hư hại.  Nhìn chung, một quy trình chống thấm sẽ bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định mức độ thấm dột của ban công để tìm ra phương án xử lý tối ưu. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đảm bảo sạch sẽ, không có bụi bẩn, rong rêu, vôi vữa. Nếu không làm sạch bầ mặt sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình thi công. Bước 3: Phủ 1 lớp chống thấm lên bề mặt cần thi công bằng con lăn. Bước 4: Sau khi lớp lót khô thì tiếp tục áp dụng các vật liệu chống thấm đã kể trên như: màng chống thấm, sơn chống thấm. Nên thi công ít nhất là 2 lớp chống thấm để đảm bảo hiệu quả thi công được tốt nhất Bước 5: Kiểm tra lại hiệu quả thi công bằng cách ngâm nước trong 24h Bước 6: Hoàn thiện toàn bộ chống thấm khu ban công bằng cách trang trí, sơn cho khu vực này.

Quy trình chống thấm ban công
Quy trình chống thấm ban công

4.Một số lưu ý quan trọng khi chống thấm hạng mục ban công

Khi tiến hàng thi công chống thấm, một số lưu ý dưới đây bạn cần nắm rõ như:

  • Tuân thủ đúng quy trình thi công chống thấm: Mỗi vật liệu chống thấm khác nhau sẽ có cách áp dụng khác nhau. Quá trình thi công cần tuân thủ đúng hướng dẫn và quy định thi công đối với từng loại vật liệu. Điều này đảm bảo phát huy tối đa tác dụng chống thấm.
  • Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng. Bề mặt phần ban công luôn được vệ sinh đúng cách, đảm bảo tiêu chuẩn. Nó giúp làm tăng khả năng liên kết và gia tăng hiệu quả chống thấm.
  • Đảm bảo độ dày lớp chống thấm: Hãy đảm bảo đầy đủ độ dày cho lớp chống thấm theo đúng định mức chống thấm đối với từng vật liệu. Độ dày không đủ có thể làm giảm hiệu quả chống thấm và khiến ngôi nhà mất thẩm mỹ. 
  • Tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây thấm dột: Để khắc phục hiệu quả thấm dột ban công, bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây thấm. Từ đó, lựa chọn biện pháp chống thấm phù hợp nhất.
  • Bảo trì định kỳ: Để đảm bảo hiệu quả chống thấm kéo dài, tốt nhất gia chủ nên kiểm tra thường xuyên khu vực ban công. Điều này giúp bạn cs thể sớm phát hiện ra các khuyết điểm từ đó giúp khắc phục nhanh chóng.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về chống thấm ban công. Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu sẽ có một quy trình thi công chi tiết hơn. Hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để nắm được đầy đủ các thông tin bổ ích nhé! >>Xem thêm:

  • Sơn chống thấm ngoài trời hãng nào tốt?
  • Sơn chống thấm cho bể cá dùng loại nào tốt nhất?

Tags: