asdfasfasf
13-06-2024
Chống thấm là hạng mục không thể thiếu đối với mỗi công trình xây dựng. Nó giúp bảo vệ công trình của bạn, tăng tính thẩm mỹ cho công trình và góp phần làm nên sự hoàn hảo cho công trình đó. Sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách chống thấm tường hơn 10 năm vẫn đẹp như mới. Hãy cùng tham khảo nhé!
Sau nhiều năm sử dụng dưới sự tác động của thời tiết, môi trường, tường nhà sẽ bị thấm ẩm gây ra những vết ố vàng, nứt nẻ, rêu mốc, phồng rộp, bong tróc…gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó khi chân tường bị thấm ẩm thì sẽ khiến cho các vật dụng như giường, tủ, kệ đồ điện kê sát tường dễ bị ảnh hưởng hư hỏng.
Tường nhà cũ sau nhiều năm sử dụng sẽ bị nấm mốc, rạn nứt…cần phải khắc phục xử lý nấm mốc, trát vá lại tường.
Công việc đầu tiên là phải vệ sinh, tái tạo lại tường ngoài: Sử dụng chổi sắt, bay cạo hay máy đánh bề mặt có ráp sắt để quét sạch lớp sơn, ve hay ve cũ bị bong tróc . Trám trét lại những kẽ hở, trát lại những điểm tường bung nở nhiều
Tiếp theo là thi công sơn lót chống thấm: Sơn lót là lớp sơn đầu tiên trên bề mặt tường giúp lớp sơn phủ bám dính chắc hơn trên bề mặt tường, giúp lớp sơn phủ có được độ bền, mịn và đều màu hơn.
Cuối cùng là thi công chống thấm cho tường ngoài: Bạn có thể thi công chống thấm bằng sơn chống thấm như sơn chống thấm tường, hay chống thấm bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…
Chân tường cũng là vị trí dễ bị thấm, bạn có thể chống thấm chân tường bằng dung dịch Water Seal DPC. Đây là phương pháp chống thấm chân tường vô cùng hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Độ bền lớp chống thấm này rất cao, thông thường nó rơi vào khoảng 30- 40 năm.
Xử lý tường nhà cũ: Hãy loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, sau đó làm sạch sẽ bề mặt rồi trét bột, và thi công lớp sơn lót chống kiềm.
Lưu ý khi thực hiện chống thấm là: Nếu màu sơn cũ quá đậm đặc hoặc quá khác biệt với màu sơn mới, thì không nên sơn đè trực tiếp sơn mới lên sơn cũ. Nên sơn một lớp màu trắng để che đi màu cũ. Có thể pha loãng hơn một chút. Nếu màu mới và màu cũ là tương đương, thì có thể sơn lớp mới đè lên lớp cũ bình thường.
Thi công chống thấm tường trong nhà: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm. Sau đó thi công 2 lớp sơn phủ hoàn thiện
Trần nhà chính là nơi dễ tác động bởi thời tiết nhất. Nó chính là nơi khu vực tiếp xúc trực tiếp với các tác động từ môi trường. Trần nhà bị thấm dột sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của gia đình. Để xử lý được tình trạng tần dột thì bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Sau khi tìm ra nguyên nhân bạn cần chọn cách chống thấm. Có hai cách chống thấm cho trần nhà:
Hệ thống thoát nước chính là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng hư hỏng và thấm dột trần nhà. Trong một số trường hợp nó còn gây hư tổn nặng nề cho tường nhà như: mốc tường, ngấm nước, ban công bị ứ đọng do rác và nước mưa… Để bảo vệ ngôi nhà một cách tuyệt đối để tránh khỏi tình trạng thấm dột này thì vạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước. Nếu phát hiện ống thoát nước có tình trạng nứt vỡ thì nên thay ngay.
Sau khi kiểm tra hệ thống nước xong thì bạn cần phải sử dụng tiếp biện pháp che chắn để bảo vệ tường và đồ đạc trong nhà. BẠn có thể lựa chọn rất nhiều cách che chắn cho tường nhà như: lợp mái mới cho trần nhà để tránh tình trạng ngấm nước vào tường nhà, sử dụng sơn tốt để làm lớp bảo vệ cho tường nhà, trồng một số loại cây leo để giúp cho tường nhà tránh khỏi nhiệt độ và các tác động ngoài trời. >> Có thể bạn quan tâm: Cách chống thấm mái ngói triệt để nhất
Hiện nay tình trạng nứt của tường nhà xảy ra khá nhiều, đặc biệt tại các căn nhà đã cũ. Để thi công chống thấm tường nhà bị nứt khe thì trước tiên bạn cần phải kiểm tra xem vết nứt đó đang ở cấp độ nào.Nếu nó nứt bé bạn chỉ cần sử dụng băng keo chống thấm tường chuyên dụng trám lên bề mặt tường là bạn sẽ bịt được vết nứt đó. Đối với vết nứt lớn bạn cần phải thi công các bước như sau:
Bài viết trên đây chúng tôi đã bật mí cách chống thấm tường hơn 10 năm vẫn đẹp như mới. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có nhiều kinh nghiệm thi công cho nhà mình nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Vật liệu chống thấm Composite và những điều cần biết
Tags: