asdfasfasf
13-06-2024
Bột trét epoxy là một trong những vật liệu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi công. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về công dụng của loại vật liệu này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của bạn xoay quanh loại vật liệu tiên quyết này và những công dụng có thể bạn chưa biết.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu trước xem loại vật liệu này là gì thì mới có thể hiểu rõ được nó. Bột trét epoxy hay bột trét tường là vật liệu xây dựng được dùng đầu tiên trong quy trình thi công bất cứ công trình nào. Loại sản phẩm này thường được đặc chế sử dụng để tạo độ phẳng, láng mịn, tăng thêm hiệu quả thẩm mỹ cho màng sơn sau khi hoàn thiện, đồng thời hỗ trợ tăng độ kết dính cho bề mặt trước khi thi công sơn epoxy, góp phần bảo vệ kết cấu bề mặt khỏi các tác nhân gây thấm dột. Thích hợp cho việc áp dụng thi công trên các bề mặt hồ, vữa, bê tông, xi măng ở các khu vực công trường độ ẩm cao,… Ngoài ra, vật liệu này dùng trét sàn epoxy, trám trét xử lý khe nứt bê tông, xi măng… Một số sản phẩm bột trét phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như bột trét rainbow 1003, bột trét archives, bột trét KLC…
Để thi công lớp sơn epoxy một cách hoàn thiện, bạn không chỉ cần quan tâm đến những lưu ý khi sơn epoxy, mà còn phải chú ý đến các yếu tố phụ khác, trong đó bao gồm cả lớp bột trét. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý để đảm bảo kết quả thi công đạt mức tối ưu nhất! Bề mặt tường trước khi thi công phải thật khô, đạt đủ tiêu chuẩn về độ ẩm được đề ra. Nếu quá ẩm sẽ làm gây ra tình trạng làm phồng hoặc mốc sơn sau khi hoàn thiện sơn epoxy và đưa vào sử dụng. Bên cạnh yếu tố về độ ẩm, chúng ta cũng cần lưu ý làm sạch bề mặt sàn, loại bỏ hoàn toàn và không để lại bất cứ mảng bám hay bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất nào khác. Nếu áp dụng thi công cho tường, sàn cũ thì dù sử dụng lâu hoặc chưa lâu thì cũng yêu cầu phải xử lý sạch lớp sơn cũ, rong rêu… để đảm bảo độ kết dính và hiệu quả thi công. Bề mặt tường cần phải được chà, nhám, xóa bỏ các vết gồ ghề để tạo ra được độ phẳng và nhẵn theo đúng tiêu chí (càng phẳng, nhẵn thì sơn càng đẹp). Khi thi công trét bột, cần thi công các lớp bột trét thật mỏng, dàn đều trên bề mặt.
Xem thêm: Sơn Epoxy cho tàu biển – Giải pháp bảo vệ tối ưu cho tàu biển
Dù đóng vai trò khá quan trọng trong toàn bộ quy trình sơn epoxy, cách thức thi công lớp bột trét này lại khá đơn giản. Không bao gồm nhiều bước phức tạp, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả chủ nhà và đội thi công. Vì có rất nhiều loại bột trét khác nhau, mỗi loại sẽ có một đặc điểm riêng, một cách pha trộn riêng nên chúng tôi sẽ chỉ lấy ví dụ về cách dùng của 1 sản phẩm đại diện. Dưới đây là ví dụ về quy trình thi công bột trét KLC cho sàn nhà: Bước 1: Pha trộn thành phần A (bột) cùng khoảng từ 8 – 10 lít nước sạch vào trong hỗn hợp và sử dụng máy đánh trộn chuyên nghiệp để hỗn hợp được đồng nhất nhất có thể. Bước 2: Tiếp tục pha thành phần B (keo) với thành phần A theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trộn đều cho hỗn hợp được hòa quyện nhất có thể. Bước 3: Trét mỏng 1 lớp của hỗn hợp đã trộn lên trước bằng cách dùng bay thép hoặc dao nhựa, sau đó, đợi khô và trét tiếp lớp thứ 2 để lấy được độ phẳng hoàn thiện. Bước 4: Kiểm tra lại lớp bề mặt sau khi trét và chuẩn bị cho quá trình thi công sơn epoxy. Trên đây là một số thông tin về bột trét epoxy mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về loại sản phẩm này nói riêng cũng như các yếu tố tạo nên một lớp sơn epoxy hoàn hảo nói chung.
Xem thêm: Sơn Epoxy sàn nhà: Giải pháp tuyệt vời cho sàn nhà xưởng công nghiệp
Tags: