Cách chống thấm sân thượng hiệu quả

Đối với những căn nhà sau khi xây dựng nếu như chúng ta không quan tấm đến vấn đề chống thấm sân thượng ngay từ lúc đầu thì ảnh hưởng về sau rất nghiêm trọng vì có thể dẫn đến bong tróc lớp sơn, tường thấm nước gây mất thẩm mỹ và nguy hại đến kết cấu ngôi nhà. Trong bài viết này Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chống thấm sân thượng và những vấn đề cần quan tâm trong việc chống thấm sân thượng.

XEM THÊM: Giá sơn
Liên hệ tư vấn, báo giá sơn JYMEC
Hotline0943 06 88 99

Nguyên nhân sân thượng thấm nước

Sân thượng bị thấm thường do sàn mái bị nứt gãy, rạn nứt chân chim. Sân thượng bị đọng nước lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm ẩm. Do sự co ngót không đồng đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm.
Chất chống thấm không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết
Lượng keo mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót
Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời
Tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, thi công không đạt yêu cầu
Không thử nước trước khi lát gạch tàu (kiểm tra lớp chống thấm )
Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém
Sàn sân thượng bị đọng nước
Phương án thiết kế sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa và bải trì
Cách chống thấm sân thượng
Ngâm nước kiểm tra việc chống thấm
Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm và tạo dốc
Xếp gạch
Gác tấm đan chống nóng

Chuẩn bị bề mặt

XEM THÊM: Sơn tường trong nhà loại nào tốt

Vệ sinh bề mặt bê tông, đục bỏ các chất bám dính, mảng bám, ba dớ…
Dùng vữa có trộn phụ gia sika Latex dặm vá các lỗi khiếm khuyết trên bề mặt sàn bê tông. Đảm bảo bề mặt bê tông phải đặc chắc, bằng phẳng, không quá lồi lõm, không có sắt thép lồi trên bề mặt.
Dùng hồ dầu (sika latex+ nước+si măng) quét bằng chổi cọ và dùng vữa có trộn phụ gia sika lite đắp bo tròn các góc cạnh chân tường bằng bay.
Xử lý các ống cấp thoát nước xuyên sàn bê tông
Đục xung quanh miệng ống sâu 1 cm và rộng 1 cm.Vệ sinh sạch sẽ bụi bặm xung quanh thành ống.
Bơm hợp chất trám khe co giãn Polyurethane Sealant (Sikaflex Construction) xung quanh miệng ống.

Thi công các lớp chống thấm

Qua qúa trình thi công chúng tôi thấy một số phương pháp và vật liệu chống thấm hiệu quả như:

XEM THÊM: Son ngoai that

1. Thi công lớp lót Sikaproof Membrane (pha với 20-50% nước) lên bề mặt bê tông khô bằng cọ hoặc bằng cách phun. Mật độ thi công khoảng 0.2-0.3 kg/m2 cho lớp lót. Trong trường hợp bề mặt hút nước phải làm ẩm bề mặt trước bằng nước sạch.
2. Để cho lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 2 giờ ở 30oC) sau đó thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày không pha loãng với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 kg/m2.
Lưu ý: Tại các góc, cạnh và những nơi nền bê tông xuất hiện các vết nứt đã cố định, nên đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng và khi ráp nối cần nối chồng ít nhất 50mm. Lớp lưới này phải được thi công lên lớp Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.
3. Thi công lớp Sikaproof Membrane thứ hai và ba (không pha loãng) với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 kg/m2. Thời gian cho giữa các lớp là 2 giờ.
4. Vữa chống thấm Sika Latex sẽ được thi công lên lớp Sikaproof Membrane trên cùng sau khi chờ 2 giờ hoặc cho đến khi Sikaproof Membrane khô hoàn toàn.
5. Hoàn thiện vữa chống thấm Sika Latex bằng phương pháp xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.
6. Sau khi hoàn thiện bề mặt vữa Sika Latex thì bề mặt cần được phun ngay một lớp Antisol S hoặc Antisol E (cho những bề mặt không cần xử lý thêm)
Thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng

Lớp lót

– Sử dụng Masterpren Primer hoặc lớp lót gốc bitum tương tự. Quét bằng cọ lăn với định mức 6-8m2/L.
– Nên quét lớp lót cho phần diện tích thi công trong ngày. Thi công lớp chống thấm ngay khi lớp lót khô mặt.

Thi công

– Khò mặt dưới màng chống thấm với thiết bị khò, khò bằng gas (hoặc hỗn hợp khí chưá 95% prôban và 5% butan, khi áp suất khí từ 3.5-4 bar). Đốt nóng bề mặt thi công và dán nhanh phần màng đã được khò nóng ngay cùng lúc.

XEM THÊM: Tư vấn sơn nhà

– Dùng con lăn cao su để ép chặt phần màng ở khu vực đã khò. Lăn từ giữa ra hướng 2 mép của màng chống thấm để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh được hiện tượng bọt khí bị nhốt lại trên bề mặt. Nếu có hiện tượng bong bóng xuất hiện vài chỗ sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật bén nhọn, lổ thủng này sẽ tự động hàn kín trong quá trình làm phẳng hoàn thiện.
– Ở khu vực có mạch ngừng bêtông hoặc khe xây dựng, nên thi công gia cố thêm một lớp bằng cách cắt một dải màng nhỏ và dán dính vào cả hai bên khe. Chiều rộng của dải gia cố này phải đủ để chồng mép ít nhất 10cm vào hai bên khe.
Màng chống thấm phải được khò dính toàn diện bề mặt vào kết cấu cho mặt ngang lẩn mặt đứng, giáp mí 8cm theo chiều dọc và 12cm tại điểm đầu của cuộn.

Tags: