asdfasfasf
13-06-2024
Chống thấm cổ ống xuyên sàn là việc rất cần thiết trong xây dựng các công trình kiến trúc. Để hiệu quả chống thấm tối ưu nhất cho phần cổ ống, nên ứng dụng phương pháp nào?
Cổ ống xuyên sàn là hạng mục quan trọng trong công trình, giúp thoát nước và hạn chế nước tràn ra ngoài công trình. Đây cũng là một trong những giải pháp được thi công nhằm ngăn chặn thấm nước sàn nhà. Kết cấu ống thường là nhựa, khi đặt vào công trình thi công ống sẽ kết hợp với bề mặt bê tông. Hai dạng vật liệu này không có khả năng kết dính hoàn toàn với nhau. Do đó, cần thực hiện chống thấm cho cổ ống để lấp kín những kẽ hở còn sót.
Trong công trình nhà ở, ống xuyên sàn được ứng dụng cho nhà vệ sinh, sân thượng và ban công. Đối với môi trường có nhiều độ ẩm và tác động của lực nước, việc chống thấm cho ống xuyên sàn không đảm bảo sẽ dẫn đến cổ ống bị ngấm nước. Những khu vực sàn nhà xảy ra hiện tượng thấm dột cũng là do phần ống xuyên sàn bị xuống cấp. Do đó, chống thấm cổ ống xuyên sàn có vai trò rất quan trọng đối với công trình. Quy trình thi công chống thấm cho hạng mục này cũng cần thực hiện đúng cách, đúng quy chuẩn.
>> Xem thêm: Top 9 loại sơn chống thấm tốt nhất hiện nay nhiều người tin dùng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thấm cổ ống xuyên sàn. Có thể do chủ công trình chủ quan, bỏ qua bước chống thấm cho cổ ống. Hoặc quá trình thi công chống thấm không đạt chất lượng, dẫn tới hiệu quả bảo vệ cổ ống bị giảm đi. Tạo điều kiện cho hơi ẩm, hơi nước len lỏi vào kết cấu vật liệu sàn, khiến bề mặt sàn bị ngấm nước.
Trong quá trình sử dụng, các tác động của môi trường, nhiệt độ làm ảnh hưởng đến độ giãn nở của vật liệu. Khiến bề mặt cổ ống xuất hiện vết nứt, nước sẽ từ đó ngấm dần vào kết cấu bê tông. Ngoài ra, nguyên nhân cổ ống bị thấm là do vị trí tiếp giáp giữa các lớp vật liệu chưa được chống thấm. Ví dụ như mặt tiếp giáp giữa các bề mặt bê tông, giữa các trị trí cấp – thoát nước,…
>> Có thể bạn quan tâm: Các câu hỏi chống thấm nhà ở nhiều người quan tâm
Hiện nay, có nhiều phương pháp chống thấm đơn giản và mang lại hiệu quả chống thấm tốt cho cổ ống xuyên sàn. Mỗi phương pháp chống thấm khác nhau, sẽ có quy trình thi công riêng. Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp phổ biến nhất dưới đây.
Trước khi thi công, hãy chuẩn bị đầy đủ các công cụ và vật liệu chống thấm. Đồng thời, tiến hành di dời đồ đạc và đảm bảo công trường thi công thông thoáng. Nên lựa chọn loại sika latex để đem lại công dụng chống thấm hiệu quả tối đa cho bề mặt. Đồng thời định vị trước và lắp đặt hoàn tất các đường ống cấp thoát nước xuyên sàn hay hộp kỹ thuật bằng trám vữa, bê tông. Ngoài ra, cần đục bỏ bê tông thừa và đục để tạo rãnh quanh vị trí ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật. Sau đó tiến hành làm vệ sinh khu vực này để đảm bảo không còn bụi bẩn và tạp chất.
Các bước thi công chống thấm bằng sika tiến hành như sau:
Thực hiện các bước chuẩn bị bề mặt tương tự như quy trình thi công chống thấm khác. Chống thấm cổ ống chưa định vị cố định bao gồm các bước chính sau:
Đây là loại vật liệu chống thấm dạng cao su polymer, có khả năng chống thấm nhờ phản ứng trương nở. Thanh trương nở khi phản ứng với nước sẽ tạo ra khả năng trương nở linh hoạt, ngăn chặn nước và hơi ẩm ngấm vào công trình. Nhờ khả năng chống thấm tối ưu, chống thấm dạng trương nở được ứng dụng cho khu vực mối nối công trình, bịt khe bề mặt bê tông.
Sử dụng thanh trương nở quấn quanh phần cổ ống xuyên sàn, để ngăn chặn tình trạng nước ngấm vào. Đặc tính của thanh trương nở là bị ngấm càng nhiều nước thì độ giãn nở của thanh càng tăng. Nên sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi ứng dụng chống thấm cổ ống xuyên sàn.
Quy trình thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn cần thực hiện đúng quy cách để đạt hiệu quả. Bạn nên nắm được một số lưu ý dưới đây để đảm bảo hiệu quả thi công:
Lưu ý khi chống thấm cổ ống xuyên sàn
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn bạn nên biết. Hãy áp dụng phương pháp phù hợp để đem lại hiệu quả tối đa cho công trình của mình nhé!
Tags: