Chống thấm dột cho tường nhà cũ hiệu quả

Chống thấm dột cho tường nhà cũ là công đoạn thi công quan trọng và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nguyên nhân gây  thấm tường nhà và biện pháp khắc phục ra sao. Cùng JYMEC khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây thấm tường nhà cũ

Có rất nhiều những nguyên nhân gây nên tình trạng thấm dột cho tường nhà. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Nguyên nhân phần lớn ở các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái. Nước, hơi ẩm sẽ từ dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống bên dưới.
  • Do thấm nước từ sàn nhà vệ sinh: Cũng bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt.
  • Do không sử dụng biện pháp chống thấm ngay từ đầu.
  • Thấm do nứt cổ trần: Thường các vết rạn cổ trần rất to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng.
  • Do các vết rạn nứt tường xảy ra ở phía bên ngoài, theo đường nứt đó nước mưa dễ dàng ngấm vào bên trong.
  • Hoặc nguyên nhân khác có thể là do tắc hoặc bị thủng đường ống nước.
  • Do sử dụng các vật liệu xây dựng kém chất lượng.
chống thấm tường nhà cũ
Chống thấm tường nhà cũ như thế nào để hiệu quả?

2. Tường nhà cũ bị thấm gây ra những hệ lụy gì?

Tường nhà thấm dột sẽ khiến ngôi nhà của bạn bị xuống cấp nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành biên trong gia đình. Một số tác hại khi nhà thấm dột có thể kể đến như:

  • Thấm dột xảy ra sẽ làm cho nấm mốc, rong rêu. Những vết ố loang lổ xuất hiện gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà, nhà của bạn sẽ nhìn cũ kỹ, không chiếm được thiện cảm của người nhìn.
  • Bề mặt tường bị thấm dột nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.
  • Nếu bạn không xử lý thấm dột kịp thời sẽ khiến ngôi nhà của bạn xuống cấp nhanh chóng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Thấm dột có thể làm hư hỏng các vật dụng, đồ điện kê sát tường gây chập cháy rất nguy hiểm.

Những tác hại khi tường nhà bị thấm dột
Những tác hại khi tường nhà bị thấm dột
>> Có thể bạn quan tâm: Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả?

3. Phương pháp chống thấm dột cho nhà cũ triệt để, hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp chống thấm dột bằng sơn cho tường nhà cũ hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trước khi áp dụng phương pháp sơn hay bất kỳ phương pháp nào. Cần kiểm tra bề mặt tường nhà, xác định tình trạng tường cũ, nguyên nhân gây thấm dột. Từ đó, bạn có thể thi công đem lại hiệu quả cao nhất.

3.1. Chống thấm tường ngoài nhà

Có rất nhiều phương pháp giúp chống thấm tường ngoài nhà hiệu quả. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao nhất chính là sử dụng sơn chống thấm. Các bước thực hiện sơn chống thầm bên ngoài nhà cũ như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường ngoài của nhà cũ

Sử dụng chổi sắt, bay cạo hay máy đánh bề mặt có ráp sắt để quét sạch lớp sơn, ve cũ bị bong tróc, các mảng vữa liên kết yếu. Trám vá lại các điểm tường bị nứt rãnh bằng các loại như keo silicon, hoặc hồ vữa, hoặc thanh thủy trương hay những vật liệu phù hợp với độ rộng của vết nứt.

Trát lại những điểm tường bung nở nhiều. Tạo mặt phẳng tốt nhất cho việc thi công chống thấm. Và cũng tái tạo lại mặt thẩm mỹ cho tường nhà, tránh bị đọng nước.

Sau đó vệ sinh lại sạch sẽ hết bụi bẩn, vữa, xi măng thừa trên bề mặt tường cũ.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót: Bạn nên phun phủ một lớp lót chống thấm để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm.

Bước 3: Thi công sơn chống thấm cho tường nhà ngoài trời của nhà cũ. Bạn nên sơn 1 đến 2 lớp sơn chống thấm trước rồi mới sơn lớp sơn phủ hoàn thiện.

Chống thấm tường ngoài nhà hiệu quả
Chống thấm tường ngoài nhà hiệu quả

>> Xem thêm: Sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất được nhiều người tin dùng

3.2. Chống thấm tường trong nhà.

Nếu tường nhà bạn bị ẩm ướt từ 1m trở lên thì việc thấm dột đã trở nên khá nghiêm trọng. Để chống thấm hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

● Đầu tiên bạn phải loại bỏ các lớp sơn bằng cạo và chà nhám tất cả các lớp sơn đã bị hư hại.

● Sau đó hãy rửa tường bằng xà bông đường.

● Sử dụng thạch cao để vá và lấp đầy nếu là tường thạch cao hoặc bê tông.

● Sơn 1 lớp sơn chống thấm lên bề mặt tường, đợi lớp sơn chống thấm khô khoảng 4-6h thì sơn lớp sơn chống thấm thứ 2.

● Cuối cùng là sử dụng lớp phủ.

chống thấm tường nhà cũ hình 4

3.3 Lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm dột cho tường nhà cũ

Khi sử dụng sơn chống thấm cho tường nhà cũ, cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình:

  • Chuẩn bị bề mặt sạch sẽ, bằng phẳng.
  • Sử dụng vật liệu sơn chống thấm phù hợp, uy tín, chất lượng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn pha loãng sơn và sử dụng sơn đúng cách.
  • Thi công các lớp sơn tiêu chuẩn, đảm bảo yếu tố mỏng  nhẹ, che phủ hoàn hảo.
  • Bảo vệ bề mặt sau khi sơn chống thấm, tránh va đập hoặc tác động lên bề mặt vừa mới sơn xong.
  • Tiến hành bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo hiệu quả của sơn.

4. Một số phương pháp chống thấm khác cho tường nhà cũ

Có rất nhiều phương pháp chống thấm khác cho tường nhà. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, việc chống thấm dột cho tường nhà cũ đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thi công. Nếu bạn không tự tin vào tay nghề của mình. Hãy tìm đến các chuyên gia hoặc nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Để đảm bảo công trình của mình được thực hiện chính xác và hiệu quả. Một số phương pháp chống thấm khác bạn có thể tham khảo như:

  • Sử dụng keo chống thấm
  • Sử dụng màng chống thấm
  • Ốp gạch chống thấm tường

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần xem xét lại hệ thống đường nước và kết cấu ngôi nhà của mình. Thực hiện sửa chữa, cải tạo một số khu vực cũng có thể góp phần chống thấm dột hiệu quả.

Trên đây là phương pháp chống thấm dột cho tường nhà cũ hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã có thêm kinh nghiệm chống thấm. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Bạn cần lưu ý những điều sau trước khi chống thấm sàn mái
  • Hướng dẫn chống thấm cho sân thượng đã lát gạch

Tags: