asdfasfasf
13-06-2024
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay. Đây là phương pháp chống thấm mang lại hiệu quả tuyệt vời cho người dùng. Vậy phương pháp chống thấm này hiệu quả ra sao, chống thấm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Chống thấm ngược còn có tên gọi khác là chống thấm nghịch. Là phương pháp chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Tức là thi công chống thấm ở mặt trong kết cấu, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm, và thường được sử dụng để chống lại hiện tượng mao dẫn xảy ra bên trong kết cấu công trình.
Theo một kết quả nghiên cứu từ Khoa Kỹ thuật Xây dựng Đại học Bách Khoa TP HCM. Kết quả nghiên cứu ấy được đăng tải trên tạp chí Xây dựng: “Có đến 84,35% công trình tại TP HCM bị thấm, trong đó, tỉ lệ thấm ngược ở tầng hầm là 78,3%. Ngay cả các nước như Hongkong, Malaysia, Singapore, Italy..đều xem thấm ngược là một vấn nạn.
Nguyên tắc của chống thấm ngược:
Phương pháp chống thấm ngược được áp dụng khi không thể áp dụng được phương pháp chống thấm thuận. Cụ thể chống thấm ngược được áp dụng trong những trường hợp sau:
>> Xem thêm: Chống thấm khe nứt bê tông triệt để hiệu quả
Sử dụng sơn chống thấm đa năng là phương pháp chống thấm ngược phổ biến hiện nay. Thời điểm thi công chống thấm ngược thích hợp với phương pháp này là một tuần sau khi xây xong công trình.
Cách chống thấm ngược bằng sơn được thực hiện như sau:
Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, khô ráo và thật bằng phẳng. Tuyệt đối không thi công trên những bề mặt ẩm ướt hoặc gồ ghề. Điều này sẽ làm cho sơn sẽ không bám dính tốt, rất dễ nấm mốc và phồng rộp.
Nếu các bạn sử dụng bả matit hoặc bột trét tường thì chỉ nên quét một lớp mỏng trên bề mặt.
Sử dụng sơn lót chống thấm JYMEC để tối ưu hiệu quả chống thấm ngược cho công trình của bạn. Nên thi công đầy đủ lớp lót nhằm giúp cho lớp sơn phủ chống thấm được bền bỉ và phát huy tối đa công dụng chống thấm.
Sử dụng sơn chống thấm pha xi măng hoặc sơn chống thấm màu JYMEC thi công hoàn hiện công đoạn chống thấm. Bạn nên lấy chổi lăn những lớp mỏng trên tường, lăn đi lăn lại nhiều lần. Thực hiện thao tác này sẽ giúp cho bề mặt sơn được bóng, đều đẹp và tiết kiệm thêm chi phí khi sơn phủ. Chỉ nên sơn tiếp khi lớp sơn lần trước đã khô hoàn toàn, và nên quét sơn từ phía trên xuống.
Sau khi sơn xong thử với nước nếu không thấm nước thì có thể bàn giao và đưa vào sử dụng.
Sika là một hóa chất chống thấm ngược có tính kết dính cao và hoàn toàn không thấm nước. Chính vì vậy mà Sika thường được sử dụng để chống thấm hoặc dùng làm chất phụ gia giúp cho lớp vữa có độ kết dính và chống thấm được tốt hơn.
Chống thấm ngược bằng Sika gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu, máy móc và dụng cụ để tiến hành chống thấm:
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công: Trước khi tiến hành chống thấm, bạn phải băm đục bê tông, loại bỏ hết các phần vỏ cũ bên ngoài. Làm sạch sẽ các khe nứt và vệ sinh, thu dọn các chướng ngại vật gây cản trở tới quá trình thi công
Bước 3: Thi công chống thấm ngược bằng Sika
Bước 4: Thử lại với nước và nghiệm thu kết quả: Ngâm với nước để kiểm tra, tiến hành gia cố lại nếu xảy ra trục trặc. Nếu không thấm nước thì tiến hành lát hoàn thiện và bàn giao.
>> Xem thêm: Chống thấm tường nhà cũ hiệu quả nhất
Bitum là loại chất tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc nhớt, đặc tính của bitum là có khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước. Vì thế, bitum thường được dùng để xử lý chống thấm ngược bằng phương pháp khò nóng. Sau đây là cách tiến hành:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công khỏi dầu mỡ, vữa thừa, tạp chất. Trám, vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ. Chuẩn bị dụng cụ để thi công chống thấm gồm: máy khò, màng khò bitum, chổi, cọ quét…
Bước 2: Dùng chổi sơn để quét lớp màng lót chống thấm dạng lỏng lên bề mặt cần chống thấm ngược
Bước 3: Sau khi lớp màng lót khô, tiến hành trải các tấm màng bitum lên bề mặt và chuẩn bị đèn khò để thổi lên các tấm màng. Và phải đảm bảo rằng bề mặt khò được úp xuống dưới.
Bước 4: Làm nóng đèn khò và tiến hành khò. Lúc này bề mặt màng bitum sẽ bị tan chảy, lớp nhầy được bám dính chặt và bề mặt đã được quét lớp màng lót. Trong quá trình khó, cần phân bổ nhiệt đều, dùng con lăn hoặc chân ép để giúp lớp màng khò được thẳng đều, tránh tình trạng nhốt bọt khí.
Lưu ý: Nếu bề mặt cần chống thấm có độ nghiêng, cần tiến hành khò bitum từ thấp lên cao. Nếu sau khi khò chống thấm thấy xuất hiện bong bóng cần chọc thủng để khí thoát lên
Bước 5: Đợi cho tấm màng chống thấm khô sau đó thử nước trong vòng 24h và nghiệm thu kết quả.
Các sản phẩm của intoc đều có lớp hồ dầu chống thấm intoc-04 có khả năng chống thấm nước cực kì tốt, dễ dàng ngăn nước thấm vào tường.
Thi công chống thấm bằng intoc được thực hiện như sau:
Như đã biết, chống thấm nghịch là phương pháp chống thấm từ phía trong công trình. Đây là công việc cần được thực hiện chuyên nghiệp. Nếu không có kỹ năng hay kinh nghiệm phù hợp, bạn nên tìm kiếm đội ngũ thi công uy tín. Tuy nhiên, một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm rõ khi thi công chống thấm ngược như:
Trên đây là những thông tin hữu ích về chống thấm ngược. Để bảo vệ công trình được bền đẹp theo thời gian và tránh được thấm dột thì bạn nên chống thấm ngay từ đầu nhé. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía xuống phía dưới phần bình luận nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm ngoài trời: tác dụng mang lại, mua hãng nào tốt
Tags: