Chống thấm nhà ở tối ưu không gian mái ấm nhà bạn

1. Chống thấm nhà ở là gì?

Chống thấm nhà ở là một biện pháp bảo vệ làm cho bề mặt có khả năng chống thấm nước.  Giúp ngăn chặn sự xâm nhập không mong muốn của chất lỏng dưới các tác động ngoại lực khác như áp suất thủy tĩnh và mao dẫn.

Chống thấm như thế nào để tối ưu nhất? Cần quan tâm tới những hạng mục nào khi chống thấm? Những lợi ích khi chống thấm mang lại là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Quá trình chống thấm này làm hạn chế nước ngấm vào kết cấu công trình. Từ đó, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những tác động của thời tiết. Giúp cho ngôi nhà bền bỉ hơn với thời gian. Nhờ công đoạn thi công chống thấm nhà ở, vật liệu hoặc cấu trúc của ngôi nhà vẫn không bị ảnh hưởng bởi nước. Chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện của thời tiết và các tác nhân của con người.

Chống thấm nhà ở
Chống thấm nhà ở

Chống thấm trong các ngôi nhà là việc hình thành một rào cản không thấm nước trên bề mặt của móng nhà,sàn mái, sân thượng, tường nhà và các thành phần kết cấu khác để ngăn nước từ các bề mặt này đi qua. Bề mặt công trình có khả năng chịu nước và  chống thấm nước tuyệt đối.

2. Chống thấm nhà ở tuỳ vào địa điểm khác nhau

Phương pháp chống thấm nhà ở giữa nông thôn và thành thị sẽ khác nhau. Do tính chất về môi trường, không gian diện tích và điều kiện khí hậu.

Chống thấm sẽ khác nhau tùy vào từng địa điểm
Chống thấm sẽ khác nhau tùy vào từng địa điểm

2.1 Vùng nông thôn

Ở nông thôn, do điều kiện về không gian và thời tiết rộng rãi, thoáng đãng, nhiều cây xanh, khí hậu tương đối tốt không ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình nhà ở. Những ngôi nhà ở nông thôn thường ít công trình cao tầng, cầu đường nên không thường xảy ra tình trạng sụt lún và thiết kế mái  nhà đặc biệt hơn so với thành thị. Những ngôi nhà cũng không sát nhau vì vậy việc chống thấm cũng đơn giản và không mấy phức tạp.

2.2 Khu vực đô thị

Trong các khu đô thị có nhiều góc và bề mặt khác nhau. Khí hậu ở vùng thành thị cũng xảy ra tình trạng biến đổi khí hậu vĩ mô, ô nhiễm quá mức, sử dụng quá nhiều đất, thiếu không gian xanh, sử dụng quá nhiều khí nhà kính, đường xá là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến quá trình chống thấm ở các đô thị. Tình trạng này làm cho vật liệu chịu được sự thay đổi, yếu và bị bào mòn bởi không khí ô nhiễm dẫn đến biến đổi về tính chất và xảy ra tình trạng co ngót gây rạn nứt, gãy.

>> Có thể bạn quan tâm: Chống thấm nhà vệ sinh chung cư bằng sơn hiệu quả

3. Lợi ích của việc chống thấm

Chống thấm nhà ở là công trình thi công vô cùng quan trọng. Nó mang lại nhiều lợi ích bảo vệ kết cấu ngôi nhà của bạn. Nhà có thể bị xuống cấp nếu nó không được bảo dưỡng và cải tạo đúng cách. Nếu chống thấm, bảo dưỡng nhà ở tốt nhất,những yếu tố tự nhiên như không khí, nước, khí hậu, gió và độ ẩm trở nên có thể kiểm soát được và không thể gây hại cho ngôi nhà của bạn.

Nếu không tiến hành thi công chống thấm có thể dẫn đến tình trạng nhà bị thấm dột. Từ đó dẫn đến xuất hiện các vết rạn nứt công trình, sơn nhà bị loang lổ, nấm mốc.

Những lợi ích khi chống thấm nhà ở
Những lợi ích khi chống thấm nhà ở

Bên cạnh đó, chống thấm nhà ở cũng giúp bảo vệ giá trị thẩm mỹ cao nhất cho ngôi nhà của bạn khỏi tình trạng nấm mốc và loang lổ trên bề mặt tường nhà đem lị không gian ngôi nhà hoàn hảo, bển bỉ với thời gian.

4. Ứng dụng chống thấm các công trình trong nhà ở

4.1 Chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước. Cổ ống, thiết bị nhà vệ sinh và tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa từ sinh hoạt khiến cho nền nhà vệ sinh dễ bị thấm dột, ngấm nước làm cho kết cấu bị hư hại và mất thẩm mỹ. Tham khảo thêm “Nguyên tắc chống thấm nhà vệ sinh” để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh có hiệu quả không?

4.2 Chống thấm sàn mái sân thượng

Một trong những khu vực chính cần được chống thấm cho nhà ở đó chính là phần mái nhà bao gồm sàn mái sân thượng.  Sân thượng là nơi tiếp xúc và chịu những tác động trực tiếp của thời tiết gây thấm dột như nắng, mưa, tia UV và những tác động khác.

Sân thượng liên tục di chuyển trong quá trình thay đổi nhiệt độ và ép các hệ thống cách nhiệt, đặc biệt với thời tiết khí hậu của Việt nam xảy ra tình trạng nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến cho sân thượng xảy ra tình trạng co ngót gây rạn nứt công trình. Nước có thể từ các vết rạn nứt này thấm dột vào nhà và gây hư hại kết cấu công trình. Chính vì vậy mà chống thấm sàn mái sân thượng chính là một trong những khu vực chống thấm quan trọng nhất.

Chống thấm sàn mái sân thượng
Chống thấm sàn mái sân thượng

4.3 Chống thấm trên tường

Tường nhà cũng là khu vực rất cần thi công chống thấm. Được xây bởi gạch, xi măng và bê tông, những vật này có độ xốp nhất định, đóng rắn nhưng vẫn có khả năng thấm hút nước vì vậy khi gặp tình trạng mưa lớn kéo dài và đặc biệt là đối với những khu vực nhà liên kế rất dễ dàng xảy ra tình trạng  tường nhà bị thấm dột.

Chống thấm tường nhà
Chống thấm tường nhà

4.4 Chống thấm sàn nhà

Sàn nhà là nơi tiếp xúc với hệ thống ống nước âm sàn. Tình trạng sàn nhà  bị thấm nước có thể do bê tông khi xây dựng không đạt độ khô ráo nhất định dẫn đến bị ẩm và đo nước thấm từ tường nhà, trần nhà ngấm qua mạch nhà vào sàn nhà. Sàn nhà cũng là nơi chịu tất cả trọng lực của ngôi nhà vì vậy cần đặc biệt chú ý thi công chống thấm bảo vệ kết cấu sàn nhà không bị sụt lún.

Chống thấm sàn nhà
Chống thấm sàn nhà

Trên đây là những lợi ích và thông tin về chống thấm nhà ở. Hy vọng bạn đã tham khảo được nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phái dưới phần bình luận nhé!

>> Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh và những điều bạn cần biết

Tags: