Chống thấm nhà vệ sinh là việc hết sức quan trọng khi hoàn thiện căn nhà của bạn. Làm thế nào để mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình sinh hoạt, sử dụng các thiết bị trong phòng vệ sinh đặc biệt với những ngôi nhà có thời gian sử dụng đã lâu thì hiện tượng nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước xuống tầng dưới hay tưởng phần phía dưới luôn bị ẩm mốc. Vậy sau đây là 1 vài những nguyên nhân chính:
Với đặc điểm tiếp xúc với nước liên tục và thường xuyên hàng ngày thì nguyên nhân chính gây ra thấm nhà vệ sinh là việc rò rỉ nước. Nước sẽ dần dần thẩm thấu qua chân tướng rồi tới mạch gạch trong nhà vệ sinh
Do sự cố rò rỉ nước ở các vị trí nối nước âm trong tường
Lắp đặt bồn cầu và các thiết bị nhà vệ sinh làm cho việc thoát nước không được triệt để gây ra việc nước vẫn ứ đọng lại trên mặt sàn
Quá trình thi công và chất lượng thi công chưa tốt cũng là 1 nguyên nhân gây ra thấm trần nhà
Mạch gạch sàn nhà có vết hở khiến cho nước dễ dàng thấm xuyên xuống
Một phần do khí hậu nước ta làm cho độ ẩm trong không khí cao nên một khi đã xảy ra thấm dột thì sẽ khó kiểm soát
2. Những tác hại của việc thấm nhà vệ sinh
2.1 Tác hại gây ra cho ngôi nhà
Hư hỏng kết cấu nhà cửa: Thấm, dột sẽ làm giảm chất lượng ngôi nhà của bạn giảm đi nhanh chóng.
Những vết nứt, bong tróc tưởng trong ngôi nhà đều là những xấu hiệu dễ dàng thấy về việc xuống cấp của ngôi nhà.Hiện tượng thấm dột có thể làm hỏng gạch, nứt tường nhà, trần nhà,..
Việc này dẫn đến kết cấu của ngôi nhà không còn được đảm bảo và ngoài ra còn chứa nhiều nguyên cơ gây nguy hiểm.
Mất thẩm mỹ ngôi nhà: Đây chính là tác hại rõ ràng nhất chúng ta có thể dễ dàng thấy.
Những vết nứt ngang dọc trên tường nhà, cho tới những vết ố vàng, nấm mốc là việc đập vào mặt khiến cho ngôi nhà của bạn mất giá trị thẩm mỹ ban đầu của nó. Ngôi nhà mà bạn tốn công sức và tiền bạc để xây dựng.
Những vật dụng đồ dùng trong nhà cũng xuống cấp và dễ hỏng hóc theo: Đồ dùng sinh hoạt trong nhà như: tivi, tủ lạnh, những đồ điện tử,…
>> Xem thêm: Cách tăng độ bền lớp chống thấm cực hiệu quả
2.2 Ảnh hưởng tới chính sức khỏe và sự an toàn cho mọi người
– Nếu không chống thấm nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng ẩm ướt trần nhà và chân tường mang lại những mối nguy hiểm chết người Những thiết bị điện hay ổ điện được lắp ngầm cho an toàn và mang lại thẩm mỹ, an toàn thì giờ đây nó lại là điều ngược lại. Khi đường điện âm trong tường gặp nước điều này rất dễ xảy ra sự cố chập điện, giật điện, cháy nổ có thể gây chết người. Nguy hiểm luôn rình rập các thành viên trong nhà Điều kiện nhiệt độ ẩm là thứ giúp cho việc phát triển của nấm mốc, rêu, vết ố vàng trong nhà bạn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe mọi người trong gia đình bạn
3 .Các giải pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
3.1 Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh
Công dụng:
Ngăn chặn thấm nước trên mọi bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, từ dưới lên. Ngăn thấp nước từ cả 2 chiều
Khả năng liên kết với bê tông cực tốt
Không chỉ có khả năng chống thấm mà còn có thể chống nấm mốc, chống nóng
Đặc biệt sử dụng sơn chống thấm từ đầu sẽ hạn chế đi chi phí sửa chữa thấm dột về sau
Các bước tiến hành sơn chống thấm nhà vệ sinh:
Vệ sinh bề mặt, chà sạch những vị trí cần chống thấm
Sơn sàn nhà vệ sinh. Sơn 2 lớp chống thấm mỗi lớp cách nhau 5-6 tiếng
Sau 24h lớp sơn khô thì tiến hàng đánh giá lại quá trình thi công
3.2 Sử dụng nhựa đường chống thấm
– Ưu điểm chống thấm bằng nhựa đường: có tính kháng nước tốt, giá thành rẻ. Dễ dàng trong việc tìm mua và đặt biệt nó có thể dễ dàng gắn kết với với các vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng,.. mang lại độ bền cao – Các bước chống thấm bằng nhựa đường: B1: Dọn vệ sinh sạch sẽ trước khi chống thấm. B2: Tiến hành thi công đun sôi nhựa đường, dùng con lăn quét nhựa đường lên bề mặt sàn đã vệ sinh
3.3 Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh
– Đây là vật liệu chống thấm được làm từ hợp chất silicon. Có khả năng đàn hồi tốt và chịu được lực va đập mạnh. Có độ bám dính tốt với các mặt bề mặt và rất bền ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt kể cả nước – Ưu điểm: Làm cho những điểm bị nứt biến mất hoàn toàn – Quy trình thi công: B1:Xác định vị trí trần vệ sinh bị nứt rồi tiến hành bắn keo vào những vị trí nứt B2: Vệ sinh xung quanh vị trí vừa bắn sơn rồi lăn sơn để hoàn thiện
3.4 Lắp lưới chống thấm nhà vệ sinh
Theo chuyên gia, việc sử dụng lưới chống thấm cho nhà vệ sinh cho công trình xây mới mang lại nhiều hiệu quả hơn so với công trình sửa chữa nhà vệ sinh cũ. Hãy lắp lưới để chống thấm tốt nhất cho nhà vệ sinh trước khi làm nhà vệ sinh. Điều nàyg giúp tránh bị thấm dột nhà vệ sinh sau này.Qua bài viết này, chúng ta đã phần nào hiểu được việc quan trọng của việc chống thấm cho nhà vệ sinh. Hãy chọn cho gia đình mình giải pháp chống thấm nhà vệ sinh thông minh ngay từ đầu nhé.
Công ty Sơn JYMEC chính thức mở đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh khu vực: Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên. Mô tả công việc – Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm Sơn mang thương hiệu JYMEC. – Tìm […]
Sơn nhà màu xanh lá cây mang lại những lợi ích gì? Xanh lá cây là một trong những gam màu được ưa chuộng, sử dụng phổ biến trong không gian sống các ngôi nhà. Với tone màu mát mẻ sơn nhà màu xanh lá đem lại không gian sống gần gũi, cảm giác tươi […]
Những ai nên sơn nhà màu xanh ngọc Xanh ngọc là gam màu được kết hợp từ hai màu xanh lá dịu mát của thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và màu xanh dương êm ái của biển cả. Đây là màu sơn được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng cho không gian sống. […]