Chống thấm sàn mái cực hiệu quả với những bí kíp sau

Sàn mái là vị trí phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động tiêu cực của thời tiết bên ngoài. Do đó, thường xuyên bị thấm dột, xuất hiện nhiều dấu hiệu gây hậu quả xấu tới kết cấu nhà như nứt vỡ, ứ đọng nước, rêu mốc phủ, loang nước… Để xử lý triệt để những tình trạng này, bạn cần biết về những bí kíp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được chia sẻ ngay nhé!

1. Nguyên nhân khiến sàn mái bị thấm dột

Sàn mái bê tông là khu vực có yêu cầu cao về độ đàn hồi, co giãn nên nếu không được thi công chống thấm theo đúng kỹ thuật thì kết cấu sẽ xuất hiện các mao mạch, khoảng rỗng, dẫn đến hiện tượng nứt vỡ, thấm dột.

Nguyên nhân sàn mái bị thấm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạn sàn mái bị thấm

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này có thể kể đến như: tác động mưa nắng của thời tiết, vật liệu cấu thành bê tông sử dụng khi thi công không đúng quy chuẩn, số lượng, sự cố xây dựng,… nhưng đóng vai trò lớn nhất có lẽ là khâu xử lý chống thấm không tốt ngay từ những bước đầu tiên.

2. Nên chống thấm sàn mái ở những vị trí nào?

Sàn mái là khu vực chịu nhiều tác động của thời tiết và có khả năng thấm dột cao nhất. Nếu không phát hiện kịp thời và khắc phục hiệu quả, tình trạng thấm dột sàn mái có thể lan rộng khắp kết cấu ngôi nhà. Với kinh nghiệm tiếp xúc và chống thấm sàn mái hiệu quả, chúng tôi gợi ý cho bạn các hạng mục cần thi công chống thấm sàn mái như:

  • Chống thấm mái nhà bê tông, thi công chống thấm cho nhà mái tôn, mái ngói
  • Chống thấm sàn như: sàn nhà vệ sinh, sàn bê tông…

3. Vật liệu chống thấm sàn mái hiệu quả triệt để

Việc lựa chọn vật liệu chống thấm cho mái là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh kỹ thuật thi công, xử lý khắc phục thấm dột, bạn nên chọn những vật liệu chống thấm tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng. Tuỳ vào đặc  tính ngôi nhà, điều kiện thời tiết và tính chất của vật liệu thi công, bạn có thể lựa chọn cho công trình của mình vật liệu chống thấm hiệu quả, triệt để nhất. Một số vật liệu chống thấm chất lượng có thể sử dụng cho sàn mái như:

3.1 Sơn chống thấm JYMEC cho sàn mái

JYMEC là thương hiệu sơn uy tín, chất lượng, là anh cả tiên phong trong thị trường sơn nước. JYMEC thành công với những sản phẩm sơn chống thấm, sơn xây dựng, sơn công nghiệp và sơn phủ khác…Sơn chống thấm JYMEC là vật liệu chống thấm an toàn, hiệu quả cao. Nó đứng đầu trong lĩnh vực chống thấm ở mọi bề mặt thi công.

Sử dụng sơn chống thấm sàn mái
Sơn chống thấm đa năng JYMEC
Được biết đến là giải pháp chống thấm sàn mái tối ưu nhất. Sử dụng sơn chống thấm JYMEC mang lại khả năng chống thấm tuyệt vời, tính thẩm mỹ cao cho công trình. Với nhiều tính năng vượt trội có thể kể đến như:

  • Khả năng chống thấm vượt trội lên đến 99%
  • SƠn giúp chống mài mòn, kháng kiềm cao
  • Hạn chế tối đa tình trạng co ngót vật liệu bê tông
  • Thích nghi và chịu được các tác động đến từ thời tiết khắc nghiệt
  • Giải pháp sơn với màu sơn đa dạng, tăng tính thẩm mỹ cho sàn mái
  • Màng sơn bền, đẹp, tăng tuổi thọ cho công trình thi công của bạn

>> Có thể bạn quan tâm: Bảng giá sơn chống thấm mới nhất, cập nhật liên tục

3.2 Keo chống thấm 

Keo chống thấm chuyên dụng là loại vật liệu đầu tiên cần được nhắc đến. Đây là một loại vật liệu chống thấm có tính đàn hồi cao. Vì vậy, chúng có thể trám bít lại các vết nứt, khe hở trong một thời gian dài. Ngoài ra, keo chống thấm còn có thể giãn nở linh hoạt theo nhiệt độ và thời tiết. Điều này cũng giúp cho sàn mái bê tông hạn chế được các tác động khách quan từ thời tiết. Bên cạnh đó, giá cả của sản phẩm này rất rẻ, phù hợp với khả năng chi tiêu của nhiều người. Tuy nhiên, keo chống thấm chỉ phát huy công dụng chống thấm tốt nhất khi sử dụng cho các vết nứt sàn. Thi công chống thấm toàn bộ sàn mái với keo chống thấm không đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Bên cạnh đó, nó gây tốn kém thời gian cũng như chi phí thi công.

sử dụng keo chống thấm sàn mái
Sử dụng keo chống thấm sàn mái mang lại hiệu quả cao
>> Xem thêm: Chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả với 3 cách dưới đây

3.3 Chống thấm sàn mái với nhựa đường

Nhựa đường cũng là một gợi ý đáng cân nhắc để thi công cho sàn mái. Là vật liệu có khả năng tạo lớp màng dày dặn, chống thấm triệt để. Nhựa đường có tính ứng dụng cao trên nhiều bề mặt không chỉ cho mỗi sàn mái. Rất nhiều gia chủ cũng như nhà thầu thi công hiện nay lựa chọn phương pháp chống thấm với nhựa đường hiệu quả triệt để.

Ngoài ra, nhựa đường còn có khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Vì vậy, chống thấm bằng nhựa đường sẽ giúp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho sàn mái của bạn. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi nhược điểm, sử dụng nhựa đường để chống thấm đôi khi sẽ gặp bất tiện và thời gian và khó thi công trong mùa mưa.

sử dụng nhựa đường chống thấm sàn mái
Nhựa đường cũng là một vật liệu chống thấm sàn mái được nhiều gia đình chọn
>> Gợi ý cho bạn: Bật mí cách chống thấm ban công cho mọi công trình

4. Quy trình chống thấm chung cho sàn mái đơn giản, hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp và vật liệu thi công chống thấm khác nhau cho ngôi nhà của  bạn. Tuỳ vào điều kiện và tính chất của mỗi công trình mà bạn có thể lựa chọn được giải pháp thích hợp. Dưới đây chúng tôi chia sẻ cho bạn về quy trình chống thấm chung cho sàn mái đơn giản, hiệu quả. Quy trình này có thể áp dụng với nhiều bề mặt và vật liệu thi công chống thấm khác nhau:

Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công

Đối với chống thấm cho sàn mái hay bất cứ công trình nào. Việc chuẩn bị về xử lý bề mặt trước khi thi công là điều cần thiết và quan trọng. Khi bề mặt đạt tiêu chuẩn, lớp chống thấm mới có thể bám dính và phát huy tối đa công dụng bảo vệ hiệu quả: Làm sạch bề mặt thi công:

  •  Bạn có thể sử dụng máy thổi bụi công nghiệp hoặc dùng chổi làm sạch bề mặt.
  • Tiến hành đục và dọn sạch các  mảnh vụn vôi vữa thừa trên bề mặt thi công
  • Sử dụng chổi mài sắt làm sạch và chà nhám giúp cho lớp chống thấm có thể bám dings tốt hơn.

Lấp đầy các vết rạn nứt: 

  • Tiến hành trám kín các vết rạn nứt trên bề mặt sàn mái bằng keo chống thấm hoặc vôi vữa xi măng. 
  • Đối với các lỗ thoát nước sàn, bạn cần đục rộng rãnh từ 2 – 3 cm cho đến phần bê tông chắc chắn. Việc này giúp cho lớp chống thấm của bạn có thể tiếp xúc nhiều hơn với chất ẩm.
Quy trình chống thấm sàn mái
Quy trình chống thấm sàn mái

Bước 2: Thi công chống thấm bề mặt sàn mái bê tông

Sau khi vệ sinh và chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm sàn mái đạt chuẩn. Việc tiếp theo bạn cần tiến hành chống thấm đúng quy trình các bước cho bề mặt. Sử dụng sơn chống thấm JYMEC cho sàn mái:

  • Thi công sơn lớp sơn lót cho bề mặt sàn mái. Thi công tối thiểu từ 1-2 lớp sơn lót tạo liên kết trung gian giúp lớp chống thấm bám dính tốt và hiệu quả hơn. Lưu y nên để cho lớp sơn lót khô hoàn toàn rồi mới tiến hành sơn lớp tiếp theo.
  • Thi công sơn chống thấm JYMEC cho sàn mái tối thiểu từ 2-3 lớp.
  • Kiểm tra lại toàn bộ lớp sơn đã đạt yêu cầu chưa và tiến hành nghiệm thu kết quả.

Chống thấm với keo chống thấm:

  • Vệ sinh sạch sẽ sàn mái, loại bỏ các mảng bám, bong tróc.
  • Dùng keo chống thấm quét lớp mỏng lên bề mặt sàn mái, lấp kín vào các khe hở, vết nứt. Sau đó, tiếp tục quét lớp keo đã chuẩn bị từ trước lên bề mặt sàn. Lưu ý bạn phải đợi lớp keo thứ nhất khô hoàn toàn rồi mới quét lớp thứ 2.
  • Kiểm tra lại khu vực đã quét và nghiệm thu công trình.

Quy trình chống thấm với nhựa đường:

  • Quét một lớp primer gốc nhựa đường bên ngoài rồi chờ khô.
  • Quét nhựa đường lên sàn mái, miết mạnh nhằm loại bỏ các túi khí rỗng bên dưới, đảm bảo trần nhà được trang bị lớp chống thấm tuyệt đối.
  • Dùng nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm của lớp nhựa đường.
  • Trám một lớp xi măng khoảng 3cm lên trên để đảm bảo tốt hơn hiệu quả chống thấm.

Bước 3: Kiểm tra bề mặt và nghiệm thu 

Để sàn mái 1 ngày cho bề mặt khô và kết cấu ổn định. Tiến hành ngâm thử nước trong khoảng thời gian 24 giờ. Nếu không phát hiện thấm dột thì công trình thi công chống thấm của bạn đã đạt tiêu chuẩn. >> Có thể bạn quan tâm: Chống thấm lộ thiên và thắc mắc nhiều người đang gặp phải

5. Một số lưu ý khi thi công chống thấm sàn mái

Để đạt được hiệu quả chống thấm bền bỉ, tối ưu nhất cho các công trình thi công, bạn cần lưu ý một số chi tiết dưới đây:

  • Xử lý và vệ sinh bề mặt sàn mái thi công đạt chuẩn, không còn sót bụi bẩn hay bất cứ tạp chất nào trên bề mặt thi công.
  • Với những bề mặt sàn mái đã quá cũ, bạn cần kiểm tra và tiến hành khắc phục các khuyết tật bê tông sàn mái.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm uy tín, chất lượng, an toàn và thi công dễ dàng.
  • Đối với chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm, để tăng hiệu quả chống thấm triệt để hơn, bạn có thể thêm lớp phụ gia chống thấm trên lớp sơn chống thấm.

6. Đơn vị cung cấp sơn  uy tín.

Như các bạn đã biết JYMEC là một hãng sơn ra đời được hơn 20 năm. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, JYMEC đã khẳng định được vị thế của mình trong thị trường sơn. JYMEC là hãng sơn nổi tiếng và có thế mạnh về chống thấm. Với dây truyền sản xuất hiện đại, giúp mang tới những sản phẩm tốt nhất. Sơn chống thấm của JYMEC không những tốt về mặt chất lượng mà lại hợp lý về mắt giá thành. Vậy nên JYMEC là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn. 

Trên đây là những bí kíp, kinh nghiệm chống thấm sàn mái hiệu quả nhất. Thi công chống thấm là một yêu cầu bắt buộc mà bạn cần thực hiện. Hy vọng rằng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về lĩnh vực này!

>> Xem thêm: Tìm hiểu về sơn chống thấm ngoại thất trước khi sử dụng

Tags: