Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy như thế nào?

1. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy

Cơ chế hoạt động sơn chống cháy là gì? Sử dụng liệu có mang lại hiệu quả cao không? Dòng sản phẩm này có đặc điểm gì khác so với sơn thông thường?

Sử dụng sơn giúp chống cháy cho công trình thi công, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản. Sơn hoạt động theo cơ chế chống cháy đặc trưng, cơ chế đó được hoạt động cụ thể như:

  • Khi xảy ra hoả hoạn, lửa bén vào vật liệu và phát triển nhanh, nhiệt độ tăng cao. Khi nhiệt độ lên đến 150 độ C, màng sơn phát huy công dụng chống cháy hiệu quả. Chất xúc tác có trong thành phần sơn phản ứng với nhiệt độ tạo nên Axit Photphoric.
  • Nhiệt độ tăng cao lên đến 300 độ C, sơn phát ra các loại khí không bắt lửa, phồng rộp lên dạng tổ ong. Lớp tổ ong này có tác dụng thu nhiệt  cao, chống cháy, cách nhiệt hiệu quả cho vật liệu.
  • Khi nhiệt độ lên đến 500 độ C, màng sơn bắt đầu hoạt động với công thức chống cháy hiệu quả. Chất borat kẽm và thành phần hydroxit nhôm liên kết với nhau tạo thành chất có dạng như gốm. Sơn chống cháy ở mức nhiệt như thế này vẫn có thể bảo vệ vật liệu một cách an toàn.
  • Khi nhiệt độ tăng cao hơn nữa, ở mức 500-800 độ C. Nếu nhiệt độ ở mức cao hơn nữa, màng sơn sẽ tạo thành lớp màng giúp cách ly với bề mặt. Màng sơn cũng hoạt động duy trì và làm giảm nhiệt độ giúp kéo dài thời gian khắc phục hỏa hoạn.
Cơ chế chung của sơn chống cháy
Cơ chế chung của sơn chống cháy

2. Cấu tạo của sơn chống cháy

Sơn chống cháy là vật liệu thi công phổ biến hiện nay. Nó được thi công như một giải pháp giúp phòng chống cháy nổ và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ một cách hiệu quả.

Thành phần sơn chống cháy chủ yếu bao gồm các hợp chất có khả năng chống cháy như vỏ trấu, nhựa Epoxy, Acrylic kết hợp cùng một số phụ gia và thành phần hoá học khác…Tuỳ vào từng hãng sản xuất sơn mà mỗi loại sơn có thể có cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, các cấu trúc sơn đều trương phồng lên khi gặp nhiệt độ cao. Sơn chống cháy được sử dụng thi công cho vật liệu sắt thép, tường nhà giúp bảo vệ vật liệu không bị hư hại bởi tác động của lửa.

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy như thế nào?
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy như thế nào?

3. Sơn chống cháy khác với sơn thường như thế nào?

Với thành phần và cấu trúc đặc biệt, sơn chống cháy có hình thức hoạt động, cơ chế cảm biến đặc biệt. Nó tạo nên khả năng chống cháy hiệu quả cho các công trình thi công.

Khi xảy ra tình trạng cháy nổ, hoả hoạn, sơn gặp nhiệt độ cao và tự phồng rộp lên dạng tổ ong. Với công thức chống cháy đặc biệt, màng sơn phồng lên tăng 50 lần độ dày giúp tạo lớp cách nhiệt hiệu quả. Lớp cách nhiệt này giúp ngăn bề mặt vật liệu không bị chịu tác động tiêu cực của lửa. Kết cấu vật liệu được bảo vệ bền vững trong phạm vi nhiệt độ nhất định và nó có thể giảm sự lan truyền của lửa.

Khác với sơn bình thường, lớp sơn chống cháy được thi công với độ dày nhất định. Khi đó, màng sơn thực hiện cơ chế trương phòng và chống cháy. Lớp trưởng phồng đó cần có thời gian và nhiệt độ nhất định mới có thể phá huỷ được. Tốt nhất, bạn nên thi công sơn chống cháy trong điều kiện thời gian nhất định. Thời gian này giúp kéo dài thời gian, giúp đội cứu hộ có thể chữa cháy, giải cứu người và tài sản trong đám cháy cũng như sơ cứu một cách hiệu quả.

Điểm khác biệt của sơn chống cháy và sơn thường
Điểm khác biệt của sơn chống cháy và sơn thường

4. Ưu điểm sơn chống cháy cho kết cấu thép

Giải pháp sơn chống cháy cho thép ngày nay được ưa chuộng sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả bảo vệ tối ưu. Một số ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

Hiệu quả chống cháy vượt trội

Thi công sơn bảo vệ cho vật liệu kết cấu thép khỏi cháy nổ được đánh giá là phương pháp hiệu quả hàng đầu hiện nay. Tuỳ theo quy trình, kỹ thuật và định mức thi công sơn mà mỗi công trình đạt được hiệu quả chống cháy khác nhau. Dù thời gian duy trì cháy nổ có ngăn hay dài, nó cũng là một yếu tố giúp cho đội cứu hộ có thêm thời gian kiểm soát đám cháy hiệu quả. Nó giúp hạn chế tối đa các thiệt hại về con người cũng như tài sản.

Sơn có thể áp dụng cho nhiều bề mặt

Thông thường, giải pháp chống cháy bằng sơn được áp dụng cho những bề mặt nhất định. Tuy nhiên, với công nghệ sơn hiện đại, sơn hiện nay có thể áp dụng cho nhiều bề mặt khác nhau như: gỗ, kim loại. kết cấu sắt thép…

Nâng cấp nội bộ

Giải pháp sơn được sử dụng bảo vệ cho công trình thi công hiệu quả. Nó có thể sử dụng thi công ngay từ ban đầu hoặc thi công khi công trình đã sử dụng được một thời gian. Điều này giúp nâng cấp công trình thi công hiệu quả hơn. Sử dụng sơn cho khu vực trần nhà, tường nhà và kết cấu thép giúp mang lại lớp áo giáp bảo vệ tối ưu.

Thi công đơn giản, dễ dàng

So với các giải pháp chống cháy khác, việc thực hiện thi công cháy bằng vật liệu sơn chống cháy được thực hiện đơn giản hơn. Thi công sơn chống cháy không quá tốn kém và giúp tiết kiệm chi phí một cách tối ưu. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp nâng cao tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ công trình.

Thi công chống cháy cho bề mặt sắt thép
Thi công chống cháy cho bề mặt sắt thép

5. Các vật liệu cần thi công sơn chống cháy

Sơn chống cháy hoạt động hiệu quả, bám dính tốt trên các bề mặt vật liệu: thạch cao, tường nhà….

Thi công chống cháy cho toàn bộ công trình ngay từ ban đầu. Thi công ở đâu giúp bảo vệ ở đó. Việc thi công chống cháy là rất cần thiết cho tất cả các công trình. Nó giúp phòng ngừa cháy nổ hiệu quả.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng sơn chống cháy khác nhau. Một số loại sơn được sử dụng riêng biệt cho bề mặt như gỗ, sắt thép hay bê tông…

Nhà xưởng thi công sơn chống cháy
Nhà xưởng kết cấu sắt thép cần thi công chống cháy ngăn ngừa thiệt hại cháy nổ

6. Nên thi công sơn chống cháy bao nhiêu phút?

Thi công chống cháy với sơn bao nhiêu phút là câu hỏi cần được giải đáp nhiều nhất. Việc thi công sơn chống cháy phụ thuộc vào vị trí và công trình bạn thi công. Theo quy định của PCCC quy định, bạn nên thi công sơn chống cháy 120 phút cho các bề mặt có vị trí như cột nhà, dầm, tường nhà.

Sơn có thể duy trì chống cháy trong  khoảng thời gian từ 60 phút, 90 phút, 120 phút cho đến 180 phút. Thời gian chống cháy có thể thay đổi cao hoặc thấp hơn tùy vào nhu cầu của từng công trình. Thi công sơn chống cháy bao nhiêu phút cũng tùy thuộc và dựa vào kinh phí đầu tư thi công xây dựng. Độ chống cháy càng cao thì chi phí thi công càng lớn.

Bài viết trên đây chúng tôi cung cấp cho bạn cơ chế hoạt động của sơn chống cháy. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng sơn này. Theo dõi ngày chúng tôi để biết thêm thông tin bổ ích khác về sơn nhà nhé!

Tags: