Có nên tự sơn nhà hay không? Các bước tự thi công hiệu quả?

1. Có nên tự sơn nhà hay không?

Trong quá trình thi công nhà ở, nhiều gia chủ thắc mắc “Có nên tự sơn nhà hay không?”. Tự thi công sơn nhà có những lợi ích gì và có hạn chế như thế nào? Hãy cùng chúng tôi phân tích qua nội dung dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.

Tự sơn nhà có lợi ích gì?

Thông thường, tâm lý của người chủ công trình là mong muốn tự sơn nhà nhằm tiết kiệm chi phí. Đây chính là lợi ích đầu tiên, vì bạn sẽ không tốn khoản đầu tư cho việc thuê thợ sơn. Bên cạnh đó, gia chủ có thể linh hoạt trong thời gian thi công theo kế hoạch của mình. Được tự sắp xếp, bố trí công đoạn thi công sơn nhà phù hợp cho công trình mà không bị gò bó thời gian.

Khi tự sơn nhà, bạn có thể tự điều chỉnh độ đậm – nhạt về màu sắc của lớp sơn. Thỏa sức phối hợp và sáng tạo màu sắc cho không gian riêng của chính mình. Ngoài ra, bạn được tự quyết định về định mức sơn sử dụng. Có thể ứng dụng linh hoạt lượng sơn dư thừa cho các bề mặt khác hoặc các công trình sau đó.

Hạn chế khi tự thi công sơn nhà:

Việc tự thi công sơn nhà cũng không thể tránh khỏi một vài hạn chế mà bạn cần cân nhắc. Như tốn nhiều thời gian tìm hiểu về màu sơn, cách phối màu và quy trình tự thi công. Bước pha màu sơn không đúng tỷ lệ sẽ khiến màu sơn không đạt hiệu ứng mong muốn. Kỹ thuật thi công sơn không tốt sẽ khiến bề mặt công trình xuất hiện nhiều lỗi.

Tự sơn nhà có những lợi ích và hạn chế nào?
Tự sơn nhà có những lợi ích và hạn chế nào?
>> Tìm hiểu thêm: Sơn nhà: Những kiến thức tất tần tật từ A – Z

2. Hướng dẫn tự thi công sơn nhà

Muốn việc thi công sơn nhà đem lại hiệu quả tốt nhất, đạt tính thẩm mỹ cao nhất. Bạn bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình thi công đúng quy chuẩn trong xây dựng. Đặc biệt là đối với việc tự sơn nhà, phải được tiến hành theo tuần tự các bước hợp lý. Dưới đây là hướng dẫn tự thi công sơn nhà dành cho bề mặt tường cũ và tường mới. Hãy tìm hiểu kỹ và áp dụng thực hiện cho công trình của mình nhé.

2.1 Đối với tường nhà cũ

Đối với bề mặt tường nhà cũ, khi tự sơn nhà sẽ bao gồm những bước như thế nào? Quy trình có gì khác so với việc sơn nhà thông thường? Tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo ngay sau đây:

– Giai đoạn trước thi công: Cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết các công việc cần làm trước khi sơn. Bao gồm tính toán lượng sơn cần dùng; Chọn màu sơn thích hợp; Chi phí đầu tư về sơn và dụng cụ thi công; Đảm bảo điều kiện thi công.

– Giai đoạn trong thi công: cơ bản sẽ cần tiến hành các bước như sau

  • Loại bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt

Hai bước trên được thực hiện nhằm mục đích tăng độ bám dính của bề mặt với lớp sơn.

  • Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng: để bảo vệ công trình khỏi thấm nước, rêu mốc.
  • Trét bột bả (nếu cần): nhằm làm phẳng mịn bề mặt tường nhà
  • Sơn lớp lót cho bề mặt: nên dùng sơn lót chống kiềm hóa, chống muối hóa
  • Phủ lớp sơn màu cho tường: Ứng dụng các loại sơn trang trí tùy theo sở thích cá nhân.

– Giai đoạn sau thi công: Nghiệm thu lớp sơn hoàn thiện và nghiệm hiện trường thi công. Lưu ý bước làm sạch khi sơn tường nhà cũ

Các bước tự sơn tường cũ
Các bước tự sơn tường cũ

2.2 Đối với tường nhà mới

Quy trình tự thi công sơn nhà bề mặt tường mới sẽ đơn giản hơn so với tường cũ. Và hiệu quả thẩm mỹ đem lại là vô cùng hoàn hảo nếu bạn tuân thủ quy trình tự sơn nhà sau:

– Áp dụng khâu chuẩn bị giai đoạn trước khi thi công: Tương tự với tự sơn tường cũ

– Các bước sơn tường nhà tự thi công cao gồm:

  • Làm sạch bề mặt công trình: chỉ cần dùng nước sạch hoặc máy phun chuyên dụng để vệ sinh.
  • Chà nhám mịn mặt tường: Loại bỏ hiện tượng gồ ghề, sần sùi trên bề mặt
  • Sử dụng phương pháp chống phù hợp: Chọn sơn chống thấm là phương pháp tối ưu nhất.
  • Dùng bột bả trét tường: Có thể có hoặc không vì bề mặt đã được chà nhám mịn.
  • Ứng dụng sơn lót: để bảo vệ công trình không phải chịu tác động của phản ứng kiềm, muối.
  • Tiến hành sơn màu: Sử dụng các loại sơn màu đậm chuẩn để tiết kiệm thời gian thi công.

– Nghiệm thu công trình sau khi thi công nhằm đảm bảo tính hoàn hiện tối đa cho công trình.

Đảm bảo bước nghiệm thu khi tự sơn bề mặt tường mới
Đảm bảo bước nghiệm thu khi tự sơn bề mặt tường mới
>> Xem thêm: Cách phân biệt sơn nhà thật – giả đơn giản nhất

3. Lưu ý khi thi công sơn nhà

Một vài lưu ý khi thi công sơn nhà bạn cần quan tâm:

  • Tính định mức sơn trước thi công: Dựa vào các thông số kỹ thuật của công trình cần sơn nhà. Bao gồm diện tích bề mặt, độ phủ tiêu chuẩn cần đạt được khi thi công. Nhằm xác định khối lượng sơn cần dùng, để mua vừa đủ lượng sơn, tránh thừa sơn gây lãng phí.
  • Sử dụng màu sơn phù hợp: Chọn màu sắc đẹp nhất cho công trình của bạn. Tùy theo sở thích, theo bản mệnh hoặc phong cách của ngôi nhà. Cần lưu ý đến cách phối hợp màu sắc khi sơn nhà. Để đem lại không gian với tông màu hài hòa, đẹp mắt, dễ chịu đối với người nhìn.
  • Đảm bảo các biện pháp an toàn lao động: Trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động. Như quần áo chuyên dụng khi thi công sơn, kính mắt, khẩu trang, găng tay. Có sử dụng các thiết bị bảo vệ an toàn khi thi công sơn tại những vị trí trên cao, nguy hiểm.
  • Thi công trong thời tiết thích hợp: Nên tự sơn nhà khi thời tiết khô ráo, độ ẩm phù hợp. Để đảm bảo thời gian khô đúng chuẩn và sơn bám dính tối ưu trên bề mặt. Gia chủ nên tìm hiểu về thời gian phù hợp để thi công sơn nhà. Không nên sơn nhà trong thời tiết mưa ẩm, hay nắng gắt khiến chất lượng màng sơn kém hiệu quả.
Lưu ý khi tự sơn nhà bạn cần quan tâm
Lưu ý khi tự sơn nhà bạn cần quan tâm

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin về việc tự sơn nhà. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có hiệu quả thi công sơn nhà tốt nhất nhé!

Tags: