Dùng nhựa đường chống thấm được không?

Dùng nhựa đường để chống thấm được không? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến phương pháp chống thấm này. Bên cạnh những vật liệu chống thấm phổ biến thường dùng như bitum, sika, polyurethane… Một số người dùng nhựa đường để chống thấm. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời dưới bài viết sau nhé.

1. Nhựa đường là gì?

Nhựa đường hay còn được gọi là Asphalt. Đây là một loại vật liệu được sản xuất  từ quá trình kết hợp giữa một loại dầu khoáng bitum và các hạt nhựa. Nhựa đường được sử dụng chủ yếu trong xây dựng đường bê tông, đường nhựa. Ngày nay, nó được ứng dụng phổ biến trong các hạng mục thi công chống thấm.

Nhựa đường được phân làm 2 loại:

  • Nhựa đường đặc: sản xuất bê tông nhựa đường, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường phục vụ thi công đường bộ cũng như các công trình giao thông
  • Nhựa đường lỏng: thường được sử dụng để tưới mặt đường hoặc để làm lớp dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa

2. Có thể dùng nhựa đường chống thấm được không?

Nhựa đường không phải là biện pháp thi công chống thấm hàng đầu. Nó được sử dụng giúp tạo lớp bề mặt cứng và chống trơn trượt cho bề mặt giao thông. Tuy nhiên, ngày nay trong các trường hợp đặc biệt. Nhựa đường được sử dụng nhằm tạo lớp chống thấm cho một số công trình như: hồ chứa nước, hồ bơi, sàn mái, tầng hầm…

Chính chất bitum trong nhựa đường đã giúp cho nhựa đường có khả năng chống thấm. Nhựa đường được tách ra từ các thành phần khác của dầu thô (chẳng hạn xăng và dầu điêzen). Bằng quy trình chưng cất phân đoạn thông thường dưới các điều kiện chân không. Nhựa đường không bị biến đối, phá vỡ cấu trúc của hợp chất. Do đó nó vẫn duy trì khả năng chống thấm cao của bitum. Màng chống thấm gốc bitum có độ bám dính tốt. Được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng là những tấm trải. Nó phù hợp để chống thấm cho những bề mặt lớn, chịu nhiệt độ, chịu ma sát lớn.

Tóm lại, có thể sử dụng nhựa đường chống thấm cho các hạng mục thi công phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả và độ bền bỉ của công trình thi cong. Tốt hơn, chủ xây dựng hoặc gia chủ nên sử dụng các vật liệu chống thấm chuyên dụng. Như: sơn chống thấm, màng chống thấm, chất chống thấm… Các vật liệu chống thấm khác được thiết kế và sản xuất đặc biệt. Đáp ứng nhu cầu chống thấm của mỗi công trình.

Sử dụng nhựa đường để chống thấm
Có nên sử dụng nhựa đường để chống thấm?

>> Xem thêm: Sơn chống thấm tường JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà

2. Ưu điểm của nhựa đường chống thấm là gì?

Những ưu điểm khi sử dụng nhựa đường để chống thấm có thể kể đến như:

  • Chống thấm nhà bằng nhựa đường có khả năng bám dính mạnh không bị bong tróc trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ của nước ta
  • Cho đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao
  • Chịu được áp lực của nước
  • Khả năng trám bít các vết nứt và khe hở tốt
  • Khả năng chống thấm tuyệt đối
  • An toàn, không độc hại
  • Có tính bền vững, tuổi thọ cao
Ưu điểm khi sử dụng nhựa đường chống thấm
Ưu điểm khi sử dụng nhựa đường chống thấm

>> Có thể bạn quan tâm: Top 9 loại sơn chống thấm tốt nhất hiện nay

3. Ứng dụng khi dùng nhựa đường chống thấm

Nhựa đường được ứng dụng nhiều trong các công trình thi công chống thấm dột. Dưới đây là một số ứng dụng chống thấm phổ biến nhất hiện nay:

  • Chống thấm mài nhà, sàn nhà:  Bảo vệ các lớp cấu tạo bên dưới tránh các tác động của ánh nắng mặt trời như nhiệt độ, tia tử ngoại, mưa gió.
  • Sân thượng: hạn chế tình trạng nước ngấm xuống phía dưới, làm tường hoen ố và lổ loang, gây mất thẩm mỹ
  • Tường nhà: giúp tường nhà không bị bong tróc, mốc, nứt tường
  • Xử lý cột hàng rào và đặc biệt nhựa đường có thể chống thấm nước cho công trình xây dựng với tính dẻo và tính kết dính của nó.
  • Chống thấm hồ nước, bể bơi: Nhựa đường được áp dụng lên bề mặt hồ chứa nước. Nó tạo thành lớp màng bảo vệ giúp chống thấm và giữ nước không bị rò rỉ ra ngoài.
  • Chống thấm tầng hầm, hố thang máy: Với khả năng chịu nước cao. Nhựa đường được sử dụng chống thấm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Khu vực dưới mặt đất và cơ sở hạ tầng được bảo vệ vững chắc hơn.

Nhựa đường được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau nhờ tính linh hoạt. Tuỳ vào mỗi yêu cầu chống thấm cụ thể từng hạng mục. Bạn nên lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu.

4. Thi công chống thấm bằng nhựa đường

Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm. 

  • Chú ý dùng các búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh bề mặt cần chống thấm.
  •  Đục phẳng những nơi gồ ghề, loại bỏ những nơi có vữa non, yếu. 
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm.

Bước 2: Di chuyển hết các chướng ngại vật cố định trong diện tích cần sửa chữa

  • Loại bỏ toàn bộ lớp gạch, vôi vữa bên ngoài trần nhà.
  • Mài thật sạch bụi bẩn, vụn vữa bằng bàn chải sắt hoặc máy chà.
  • Sau đó mới chuẩn bị khối lượng nguyên liệu, phụ gia, các loại công cụ, nhân lực để thi công.

Bước 3: Tiến hành chống thấm bằng nhựa đường 

  • Đun sôi nóng chảy nhựa đường, pha thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả thẩm thấu
  • Dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt.
  • Sau khi áp dụng lớp chống thấm bằng nhựa đường. Cần cố định lớp này bao gồm việc sử dụng chất phủ như cát, đá… Tạo thành bề mặt cứng và đỡ trơn trượt.
Quy trình thi công chống thấm bằng nhựa đường
Quy trình thi công chống thấm bằng nhựa đường

5. Những lưu ý khi dùng nhựa đường chống thấm

Để sử dụng nhựa đường chống thấm đạt hiệu quả cao nhất  bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm, vạn cuối dán chồng 15cm. Tại các vị trí giao với tường phải dán lên tường 15cm.
  • Trước khi chống thấm nhà bằng nhựa đường phải đảm bảo làm sạch bề mặt bằng lớp lót Primer gốc nhựa đường (không có bụi bẩn và khô ráo)
  • Gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn, cổ ống thoát nước,khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về nhựa đường chống thấm, ưu điểm và quy trình thi công của nhựa đường. Từ những trình bày trên chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Có thể dùng nhựa đường chống thấm được không?” Câu trả lời là: “Hoàn toàn có thể nếu bạn làm theo đúng nguyên tắc nhé!”

>> Xem thêm: Biện pháp chống thấm Sê Nô hiệu quả mà bạn nên biết

Tags: