Điều kiện thi công sơn chống nấm mốc cần đảm bảo

Điều kiện chủ quan khi thi công sơn chống nấm mốc

Các điều kiện chủ quan là xuất phát từ chính bề mặt cần thực hiện sơn chống rêu mốc.

Dưới đây là những điều kiện thuộc về chủ quan mà bạn cần lưu ý:

  • Tình trạng bề mặt cần sơn: Phải được làm sạch một cách tối đa, loại bỏ các khuyết tật lớn. Đó có thể là bề mặt tường cũ cần sơn lại, nên sẽ có hiện trạng không đảm bảo. Như nấm mốc, bị ngấm nước nặng nề, màng sơn bị tróc vảy, rạn nứt rất mất thẩm mỹ. Vậy nên, bạn phải tiến hành vệ sinh bề mặt thật sạch, sau đó mài nhám để tăng bám dính. Như vậy sẽ giúp việc thi công sơn đạt hiệu quả về cả khả năng bảo vệ lẫn tính thẩm mỹ.
  • Vật liệu và dụng cụ thi công: Cần chuẩn bị đầy đủ các sản phẩm sơn chuyên dụng. Cùng với đó là những công cụ thi công cần thiết cho các bước cần thực hiện sơn chống nấm. Mọi vật liệu, cũng như vật tư thi công đều phải đạt tiêu chuẩn, sạch sẽ, chất lượng.
  • Đội ngũ thi công: Người thợ sơn chống nấm mốc phải là người có kinh nghiệm chuyên môn. Biết lên kế hoạch thi công bài bản và sắp xếp trình tự các bước một cách hợp lý.
Điều kiện chủ quan khi thi công sơn chống nấm mốc
Điều kiện chủ quan khi thi công sơn chống nấm mốc

>> Gợi ý hay: Kinh nghiệm chọn sơn chống nấm mốc theo chuyên gia

Điều kiện khách quan khi thi công sơn chống nấm mốc

Đối với những điều kiện khách quan, sẽ phức tạp hơn để có thể đảm bảo

Những điều kiện khách quan cần bảo đảm khi tiến hành sơn kháng mốc cho công trình bao gồm:

  • Thời tiết: Nhất định phải thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo, không mưa nắng thất thường. Trời mưa là tình trạng thời tiết xấu nhất đối với việc thi công sơn, đặc biệt là ngoại thất. Nó gây nhiều bất lợi khi sơn chống nấm mốc, ảnh hưởng lớn tới chất lượng màng sơn.
  • Môi trường nhiệt độ: Khi thi công sơn kháng nấm, nhiệt độ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
  • Nguồn ẩm trong không khí: Độ ẩm của môi trường không khí cũng có tác động trực tiếp. Nó gây ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian khô của màng sơn trước và sau khi thi công. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành, độ ẩm thích hợp để thi công sơn là dưới 18%. Để biết chính xác độ ẩm bề mặt và môi trường, bạn hãy sử dụng công cụ đo độ ẩm chuyên dụng.

Đó là 3 điều kiện có vai trò quan trọng trong quá trình thi công sơn kháng nấm mốc. Mà người thợ thi công cần hết sức lưu ý để các điều kiện trên đạt tiêu chuẩn quy định. Điều này giúp ích cho việc sơn chống nấm nội thất và ngoại thất hiệu quả được lâu bền hơn.

Điều kiện khách quan khi thi công sơn chống nấm mốc
Điều kiện khách quan khi thi công sơn chống nấm mốc

>> Gợi ý hay: Tại Đà Nẵng mua sơn chống nấm mốc ở đâu?

Lợi ích khi đảm bảo các điều kiện thi công sơn

Khi người thợ thi công sơn đảm bảo được các điều kiện như trên là đạt quy chuẩn. Công trình sẽ diễn ra theo đúng trình tự và cực kỳ dễ dàng tiến hành sơn chống nấm mốc. Đồng thời, các bề mặt của công trình sẽ được tăng khả năng bảo vệ lên mức tối đa.

Việc đảm bảo được các điều kiện thi công khi sơn chống nấm mốc có vai trò rất quan trọng. Vì nhờ vậy mà công dụng của sản phẩm sơn được phát huy một cách tối đa nhất. Duy trì cho kết cấu công trình được bền vững, chuẩn đẹp trong quá trình sử dụng. Ngoài việc tăng khả năng bảo vệ không gian sống của sơn chống nấm mốc đem lại. Khi các điều kiện sơn đạt chuẩn quy định cũng sẽ giúp cho bề mặt sơn tăng tính thẩm mỹ. Công trình của bạn vừa chắc chắn nhờ được bảo vệ bởi lớp “áo giáp” sơn chống mốc. Lớp sơn này có thể diệt vi khuẩn gây rêu nấm để bề mặt giữ tính thẩm mỹ dài lâu.

Đảm bảo điều kiện thi công đem lại nhiều lợi ích
Đảm bảo điều kiện thi công đem lại nhiều lợi ích

Các lỗi thường gặp khi thi công sơn chống nấm mốc

Quá trình thi công sơn chống nấm mốc rất khó để đảm bảo hiệu quả 100%. Vẫn sẽ có những hiện tượng lớp sơn bị lỗi, bề mặt xuất hiện nhiều khuyết tật sau khi sơn.

Màng sơn sau khi hoàn thiện bị sần sùi, tách lớp và dẫn đến hiện tượng bong tróc

Đây là hiện tượng lỗi thường gặp nhất đối với các dòng sơn nói chung và sơn chống mốc nói riêng. Nguyên do là khi thi công, người thợ chưa bảo đảm được quy trình làm sạch bề mặt. Hơn nữa là các màng sơn không đạt được độ khô thích hợp theo quy chuẩn. Gây ra tình trạng đọng sơn, bề mặt màng sơn nổi sần, không được mịn đẹp. Để tránh hiện tượng này, hãy chú ý khâu làm sạch, chà nhám bề mặt và nhất là độ khô màng sơn.

Xuất hiện các bọt khí nổi trên bề mặt sơn

Tình trạng này xuất hiện có thể là do thao tác khuấy sơn của bạn chưa đúng cách. Và cũng do hơi ẩm trong kết cấu vật liệu chưa được thoát ra hết nên nổi rỗ khí trên bề mặt. Hãy khắc phục vấn đề trên bằng cách pha sơn khuấy đều tay theo cùng một chiều.

Lớp sơn bị rạn nứt nhanh chóng

Để giải quyết tình trạng này, hãy lưu ý đến màng sơn có đạt độ khô ráo tiêu chuẩn hay không.

Không tuân thủ điều kiện thi công sơn sẽ gặp lỗi gì?
Không tuân thủ điều kiện thi công sơn sẽ gặp lỗi gì?

Trên đây là những điều kiện thi công sơn chống nấm mốc cơ bản nhất bạn cần nắm được. Hãy lưu lại nội dung mà JYMEC đã chia sẻ phía trên để việc thi công đạt hiệu quả tối ưu. Chúc các bạn ứng dụng sơn chống nấm mốc cho công trình đạt chất lượng bền bỉ dài lâu.

Tags: