Dụng cụ thi công sơn Epoxy bạn cần chuẩn bị để đạt hiệu quả

Để có một công trình sơn Epoxy đạt chất lượng tốt, tình thẩm mỹ cao thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng sơn, quy trình thi công đúng kỹ thuật, đội ngũ thợ lành nghề có kinh nghiệm…mà nó còn phụ thuộc vào dụng cụ thi công sơn Epoxy. . Với một đơn vị thi công sơn chuyên nghiệp sẽ luôn trang bị cho mình những dụng cụ và thiết bị thi công sơn Epoxy hiện đại nhất để công trình thi công sơn Epoxy được hoàn hảo nhất. Vậy thi công sơn Epoxy cần những dụng cụ gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

1.Dụng cụ cần thiết khi thi công sơn epoxy

Máy mài sàn bê tông
Máy mài sàn bê tông
1: Máy mài sàn bê tông: Dùng để mài tạo nhám và chân bám cho lớp sơn epoxy và bóc lớp sơn cũ, bụi bẩn bám dính trên sàn bê tông. 2. Máy mài sàn cầm tay: Mài các góc cạnh, diện tích nhỏ khó tiếp xúc thì máy mài sàn cầm tay là tiện lợi nhất. 3. Máy hút bụi công nghiệp: Khi chúng ta mài nền bê tông xong sẽ để lại rất nhiều bụi bẩn. Do đó, Khi sử dụng đến dụng cụ thi công sơn Epoxy này cần phải đến máy hút bụi làm sạch bề mặt sàn bê tông giúp thi công thuận lợi hơn và không ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của nhà xưởng. 4. Máy đo độ ẩm: Dùng để kiểm tra độ ẩm tiêu chuẩn bề mặt trước khi thi công. Với máy đo độ ẩm này thì người sử dụng có thể biết được độ ẩm của sàn có trong cho phép được tiến hành thi công chưa. Vì độ ẩm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sơn sàn. 5. Máy trộn sơn: Sơn Epoxy gồm 2 thành phần chính vì vậy máy khuấy sơn là dụng cụ vô cùng quan trọng giúp quá trình pha sơn tốt nhất. >> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết sơn Epoxy cho nền nhà xưởng 6. Máy chà sàn: Giúp loại bỏ bụi bẩn, tạo nhám cho lớp sơn thứ 2 bám dính tốt hơn. 7. Guốc đinh: Đi vào xử lý bọt khí khi thi công sơn epoxy tự san phẳng.
Guốc đinh là dụng cụ cần thiết trong thi công nền epoxy
Guốc đinh là dụng cụ cần thiết trong thi công nền epoxy
8. Lô gai: dụng cụ thi công sơn epoxy lô gai sử dụng trong công tác thi công nền sàn dùng để lăn phá bọt khí của hỗn hợp vữa tự san gốc xi măng hay sơn tự san phẳng Epoxy không dung môi.
Lô gai giúp loại bỏ bọt khí trong thi công nền epoxy
Lô gai giúp loại bỏ bọt khí trong thi công nền epoxy
9. Rulo lăn chuyên dụng: Dùng để sơn epoxy, nếu chọn ru lô không đúng sẽ để lại trên sàn nhiều dị vật. 10. Máy thổi hạt kim loại: tạo độ nhám tiêu chuẩn CSP. Sử dụng trong môi trường cần hạn chế bụi tối đa, công suất lớn. 11. Bàn gạt răng cưa: Dùng dụng cụ thi công sơn epoxy tự phẳng, bàn gạt răng cưa phải dẻo mới đảm bảo sơn đúng độ dày. Chất lượng sơn epoxy tự phẳng phụ thuộc rất nhiều vào bàn gạt răng răng cưa và tay nghề thợ thi công sơn Epoxy. 12. Máy xoa nền bê tông: tạo độ bằng phẳng cho nền giúp tăng năng suất làm việc hiệu quả.
Máy xoa nền bê tông
Máy xoa nền bê tông
13. Máy phun sơn: Dùng máy phun sơn áp lực lớn để bề mặt sơn bóng đẹp, trơn mịn hơn. 14. Máy bóc sơn sàn: Đây là dụng cụ thi công sơn epoxy đặc chủng loại bỏ lớp sơn cũ. Giảm thiểu bụi tạo ra trong quá trình bóc sơn epoxy khi kết hợp với hệ máy hút bụi công nghiệp. 15. Các thiết bị bảo hộ lao động khác như quần áo bảo hộ, mũ, mặt nạ phòng độc… >> Xem thêm: Mách bạn cách tiết kiệm chi phí thi công sơn Epoxy

2. Những loại sơn epoxy

2.1 Sơn epoxy gốc dầu( dung môi)

Đây là dòng sơn epoxy gốc dầu được ra đời vào những năm 2000, là loại sơn được ra đời từ thời kỳ đầu. Vì mới được biết đến nên trong thời kỳ này nước ta vẫn còn phải nhập khẩu sơn epoxy gốc dầu vào thị trường Việt Nam. Ưu điểm nổi bật mà sơn epoxy gốc dầu mang lại: tạo cho bề mặt sàn cứng cáp, chịu được sức nặng, sự ma sát, chống va đập , chịu được axit trong môi trường nhẹ. Tuy nhiên dòng sơn này không có khả năng thi công trong môi trường có độ ẩm cao.

2.2 Sơn epoxy gốc nước.

Đây là dòng sơn được cải tiến và ra đời từ sơn epoxy gốc dầu. Do được cải tiến nên dòng sơn epoxy này có những tính năng vượt trội hơn khắc phục được những nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu. Có cấu tạo từ dung môi nước nên dòng sơn này thân thiện với môi trường, an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy dòng sơn epoxy gốc nước đang dần thay thế sơn epoxy gộc dầu Dòng sơn epoxy này thường sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, bể bơi và bệnh viện Sơn epoxy gốc nước ít gặp phải sự cố so với sơn gốc dầu và có tuổi thọ cao hơn. Dòng sơn này chịu được nhiệt của khí hậu 4 mùa, có khả năng bay hơi và khô nhanh.

2.3 Sơn epoxy tự san phẳng

Dòng sơn này có ưu điểm vượt trội là che lấp tốt nhưng khuyết điểm của bề mặt sàn nứt. Đây là dòng sơn không chứa dung môi bay hơi nên có độ dày mặt sàn trung bình khoảng 3mm. Sơn epoxy tự san phẳng có thể chịu được những môi trường hóa , chống ẩm mốc, kháng khuẩn… >> Xem thêm: Giải đáp 10 câu hỏi liên quan đến sơn Epoxy

3. Bảng màu sơn epoxy

Thông thường khi sử dụng sơn epoxy người ta thường chọn những màu kết hợp với nhau để phân biệt được làn ngăn cách và đường đi. Hiểu được điều đó nên các hãng sản xuất tạo ra nhiều màu cho dòng sơn này. Dưới đây là bảng màu của dòng sơn epoxy:

Bảng màu sơn epoxy
Bảng màu sơn Epoxy
Trên đây là những dụng cụ cần thiết cho quá trình thi công sơn Epoxy. Để quá trình thi công sơn Epoxy diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, đúng tiến độ bạn hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị trước khi thi công nhé. >> Xem thêm: Lót nilon chống thấm sàn Epoxy như thế nào mới đạt chuẩn?

Tags: