Giúp bạn phân biệt giữa sơn chống thấm và chất chống thấm

Bạn đang phân vân không biết sơn chống thấm và chất chống thấm khác nhau gì? Nó được ứng dụng trong công trình như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay cách phân biệt sơn chống thấm và chất chống thấm qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những điều cần biết về sơn chống thấm

Sơn chống thấm đa năng là một hợp chất chống thấm với thành phần đặc biệt có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ yếu tố bên ngoài. Điều này giúp bảo vệ tuổi thọ của bức tường giúp cho ngôi nhà của bạn luôn mới đẹp, sạch sẽ.

Phân biệt sơn chống thấm và chất chống thấm
Phân biệt sơn chống thấm và chất chống thấm

Vì sao phải dùng sơn chống thấm?

Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nhất là khu vực miền Bắc. Thường xuyên mưa nhiều, độ ẩm tương đối cao. Môi trường này sẽ dễ gây ra các hiện tượng co ngót, giãn nở, nứt tường.  Chính vì thế mà nước dễ dàng bị xâm nhập gây hiện tượng thấm dột. Thấm đột tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc, rong rêu xuất hiện trên các bức tường.

Tường bị thấm gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe. Do đó mà dùng sơn chống thấm là một công đoạn không thể thiếu cho mỗi công trình.

Lý do nên dùng sơn chống thấm
Lý do nên dùng sơn chống thấm

Tác dụng của sơn chống thấm

Độ hiệu quả: Khả năng chống thấm hiệu quả, tránh cho tường nhà không bị thấm ngược, chống được nấm mốc, bảo vệ được các thiết bị trong nhà.

Tác dụng về mặt hiệu quả thi công: sơn chống thấm dễ dàng thi công, cách sử dụng và pha chế theo tỷ lệ sẵn có của nhà sản xuất nên thi công nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình thi công.

Tác dụng về mặt sức khỏe: sơn chống thấm chống thấm dột tối ưu nên ngăn chặn được nấm mốc, rêu, vi khuẩn xuất hiện trên tường nhà nguyên nhân gây các bệnh về hô hấp, hơn nữa nếu trẻ nhỏ hay người lớn vô tình chạm vào những vết nấm mốc này thì vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường thức ăn, do vậy mà sơn chống thấm còn có tác dụng bảo vệ gia đình khỏi các bệnh về tiêu hóa nữa.

Tác dụng nữa của sơn chống thấm là tiết kiệm kinh phí: nếu sử dụng sơn chống thấm đúng cách thì nó sẽ trở thành lớp áo giáp bảo vệ ngôi nhà của bạn dưới những tác động khắc nghiệt của thời tiết, giữ cho ngôi nhà được bền lâu. Nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí tu sửa, chống thấm dột về sau.

Tác dụng của sơn chống thấm
Tác dụng của sơn chống thấm
>> Có thể bạn quan tâm:

  • Sơn chống thấm trần nhà JYMEC và những điều cần biết
  • Bảng giá sơn chống thấm JYMEC mới nhất

2. Chất chống thấm và những điều cần biết

Chất chống thấm là gì?

Chất chống thấm là một dạng hóa chất ngăn thấm nước dạng lỏng. Đễ thẩm thấu vào sâu bên trong kết cấu của công trình, đồng thời có thể áp dụng lên mọi bề mặt khác nhau. Chống thấm cụ thể là để ngăn ngừa, giảm thiểu sự truyền dẫn hơi nước và độ ẩm dưới dạng lỏng tiết ra từ trong bê tông hay từ bên ngoài đi qua bê tông.Nói một cách đơn giản nó là những loại phụ gia đi kèm làm tăng khả năng chống thấm trong quy trình chống thấm xây dựng.

Vì sao phải dùng chất chống thấm tường: chất chống thấm tường ngăn chặn các chỗ bị thấm lan ra chỗ khác, chống nấm mốc, rêu, vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, giữ lại vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tường nhà bị thấm sẽ gây loang lổ, phồng rộp tạo nên các vết nứt chân chim khiến ngôi nhà bị xuống cấp, hơn nữa chi phí để tu sửa rất tốn kém về mặt thời gian lẫn tiền bạc, đồng thời rất khó khăn về mặt kỹ thuật để ngăn chặn các chỗ thấm không bị tái lại. Do đó sử dụng chất chống thấm là điều cần thiết.

Tác dụng của chất chống thấm

Khi thi công các công trình người ta thường trộn chất chống thấm vào xi măng, bê tông mang lại cho công trình những tác dụng như sau:

Hình thành đặc tính chống thấm giai đoạn đầu:

  • Những hạt nhỏ li ti trong chất phụ gia sẽ lấp kín các lỗ khí trong khối bê tông làm tăng sự liên kết trong khối bê tông đó hình thành nên một khối bê tông đặc không có kẽ hở từ đó ngăn chặn sự thấm nước hiệu quả.
  • Nâng cấp khả năng thi công: trong chất phụ gia chống thấm có một số loại phụ gia được nghiền mịn như đá phấn có tác dụng giúp nâng cấp khả năng thi công và giảm lượng nước của bê tông xuống. Kết hợp với vật liệu kỵ nước kèm theo, làm nước không thể bám và len lỏi vào các được bề mặt, giúp gia tăng khả năng ngăn thấm dột cho công trình.
  • Chống thấm được nhiều bề mặt công trình khác nhau: chất chống thấm được ứng dụng trong nhiều công trình như: sân thượng, bể nước, tường nhà, sàn nhà vệ sinh…

Tăng tuổi thọ, độ bền cho công trình:

  • chất phụ gia chống thấm giúp các khối xi măng, bê tông liên kết chặt chẽ với nhau hơn từ đó ngăn chặn được sự thấm dột xảy ra, do đó mà cũng ngăn ngừa được nấm, mốc, vi khuẩn…ngăn được sự bong tróc, rạn nứt giúp công trình được bền lâu theo thời gian.

3. Sự giống và khác nhau giữa sơn chống thấm và chất chống thấm

Giống nhau

Đều ngăn chặn sự thấm nước lên các bề mặt tường. Giúp chống nấm mốc, rong rêu, vi khuẩn không phát triển được trên tường. Giúp bả vệ tối đa cho công trình. Cả hai sản phẩm đều cần thiết và giúp bảo vệ bề mặt công trình khỏi các hiện tượng bong tróc, loang lổ hay xuống màu từ đó giữ cho công trình luôn mới đẹp và có độ bền cao.

Sơn chống thấm và chất chống có gì giống nhau
Sơn chống thấm và chất chống có gì giống nhau

Khác nhau

Sơn chống thấm được dùng để phủ bên ngoài bức tường sau lớp sơn lót. Chất chống thấm là một loại phụ gia được trộn vào xi măng hoặc các khối bê tông.

Sử dụng chất phụ gia chống thấm ngăn ngừa, giảm thiểu sự truyền dẫn hơi nước và độ ẩm lên bê tông, còn sơn chống thấm có những liên kết bền vững và độ co giãn của chất keo cao, tạo thành một lớp màng sơn có khả năng bảo vệ mặt tường bê tông, xi măng, sàn nhà… khỏi sự thẩm thấu nước từ bên ngoài vào

Khác với sơn có khả năng ngăn thấm chuyên dụng. Chất chống thấm có tác dụng thẩm thấu vào sâu bên trong kết cấu bề mặt tường. Nó tạo nên một màng bảo vệ ngăn sự thấm nước từ bên trong. Những loại sơn có khả năng ngăn thấm nước thực chất là lớp sơn trang trí, đảm nhận vai trò chính là tăng vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, và được bổ sung thêm tính năng chặn nước thấm từ bên ngoài vào trong tường, giảm các tác động từ ngoài vào

Trên đây là cách phân biệt giữa sơn chống thấm và chất chống thấm. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách tự pha màu sơn chuẩn, đẹp

Tags: