asdfasfasf
13-06-2024
Trong ngành sơn sàn công nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết đến hai dòng sơn nổi trội với những tính năng nổi bật là sơn Epoxy và sơn PU. Tuy nhiên mỗi loại sơn này đều có tính năng và thành phần khác nhau nên chúng đều có những ưu điểm thế mạnh riêng biệt. Do đó việc cân nhắc lựa chọn một trong hai loại sơn này cũng là vấn đề mà khách hàng hay gặp phải. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt sơn Epoxy và sơn PU một cách tổng quan nhất để giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhé.
Sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần chính gồm chất đóng rắn và dung môi, ngoài ra còn một số phụ gia khác. Sơn epoxy có độ bám, kết dính cao trên hầu hết các bề mặt bê tông, kim loại, gỗ, … Được sử dụng phổ biến trong việc sơn sàn, nền, tường, tầng, cầu thang, vật liệu kim loại, … Sơn Epoxy tính năng nổi bật như chống tĩnh điện, chống cháy, chống ẩm mốc, cách nhiệt, chống thấm tuyệt đối. độ bám dính cao, chịu lực và chịu mài mòn hiệu quả … Lợi sơn Epoxy này cần có dung môi khi sử dụng. Nhưng còn tùy thuộc vào loại nhựa Epoxy được sử dụng sẽ quyết định loại dung môi sử dụng. Sơn Epoxy với những tính năng vượt trội ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn. No tồn tại trong ngành sơn phủ được bền lâu là nhờ khả năng bám dính tốt trên bề mặt khác nhau như bê tông, kim loại, gỗ, kính, nhựa… >>Xem thêm: Giá sơn Epoxy 2 thành phần mới nhất
Sơn Polyurethane (sơn sàn PU) là sơn sàn chất lượng cao, bao gồm 4 thành phần, không chứa dung môi và có tính tự cân bằng bề mặt được dùng trong thi công sơn sàn bê tông nhà xưởng. Sơn PU gồm 4 thành phần chính là: Chất kết dính (polyisocyanate), chất đóng rắn, silicat và thành phần màu. Nhờ sự kết hợp này, sơn PU tạo ra bề mặt nền rắn chắc, bền vững, chống thấm và liền mạch. Sơn PU có độ bền, khả năng chống lại axit hóa chất, sự mài mòn cơ học và chống sốc nhiệt cực tốt. Sơn sàn PU phù hợp cho các môi trường làm việc với yêu cầu khắc nghiệt như: Chịu tải trọng rất cao, chống sốc nhiệt tốt (kho lạnh, kho đông), kháng axit, hóa chất mạnh … Sơn PU cho bề mặt đàn hồi, phẳng, mịn, kháng hóa chất và chống mài mòn. Sơn sàn PU được thiết kế với các đặc tính vật liệu để giúp giảm độ trơn trượt và tăng độ bám đường, khả năng chống trơn trượt này có thể rất quan trọng để bảo vệ người lao động, khách hàng và khách tham quan trong các cơ sở công nghiệp và thương mại. Sơn sàn PU là một phương án tuyệt vời để sử dụng làm lớp phủ cho sàn bê tông. Khi các phân tử của sơn sàn PU đi vào các lỗ nhỏ, sức căng bề mặt bổ sung được hình thành. Vì sức căng bề mặt luôn xảy ra, khiến bất kỳ chất lỏng nào tồn tại trên bề mặt sẽ không bị thấm vào sàn bê tông mà ngưng tụ và đọng lại trên mặt sàn. Bạn có thể dễ dàng để lau chùi và vệ sinh sau đó.
Cả 2 loại đều là sản phẩm cao cấp trong các dòng sơn công nghiệp. Sở hữu các tính năng vượt trội giúp bảo vệ bề mặt sàn, kháng hóa chất, tăng độ an toàn, chống trượt, chống ăn mòn và hư hại, làm sáng không gian sử dụng. Các công trình thi công sau khi đã hoàn thiện đều có độ bền cao hơn so với giải pháp khác, góp phần giảm tối đa mức chi phí bảo dưỡng và tăng hiệu quả cho các hoạt động được diễn ra trên mặt sàn công nghiệp. Những sản phẩm cao cấp như Epoxy và Pu có giá thành cao hơn những loại sơn thông thường khác. Bên cạnh đó, yêu cầu kỹ thuật cũng khắt khe hơn và chắc chắn thành quả nhận được tốt hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu những công dụng của sơn Epoxy cho gỗ
Về màu sắc sơn: Sơn Epoxy: Có độ sáng bóng cao hơn sàn PU nên dễ dàng vệ sinh và tiết kiệm được điện năng chiếu sáng. Sơn PU: bị giới hạn với độ sáng bóng thấp (bóng mờ) nhưng tính chuẩn xác cao hơn và khả năng bền màu tốt hơn so với sơn epoxy. Về giá thành: Sơn Epoxy: Giá thành thấp hơn sơn PU Sơn PU: Giá thành cao hơn nên nó có độ bề cao hơn sơn Epoxy Về khả năng chống mài mòn: Sàn sơn PU thường mềm hơn và có tính đàn hồi hơn so với sơn epoxy. Do đó chúng có khả năng chống mài mòn hiệu quả, chịu được nhiều loại hóa chất nhờ sự đàn hồi và các liên kết chéo tốt. Về thành phần: Sơn Epoxy: gồm 2 thành phần chủ yếu là phần sơn có chứa các hạt màu và phần đóng rắn. Phần sơn có tác dụng mang đến vẻ đẹp cho bề mặt, che khuyết điểm và đánh bóng. Phần rắn giúp bề mặt chịu được áp lực tốt hơn từ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Đây là dòng sơn chuyên dụng cho dàn trải bề mặt bê tông, nó có thể che lấp vết nứt, làm sáng bề mặt. Sơn PU: Thành phần chủ yếu của sơn Pu là polyurethane resin, chống thấm tuyệt đối. Một trong các thành phần được dựa trên các chất chuẩn bị thơm, chất béo hoặc các chất bổ sung có chứa isocyanate. Thành phần còn lại thường là một polyol hoặc polyamide hoặc một loại nhựa có chứa các nhóm hydro hoạt động. Khi các thành phần kết hợp với nhau, chúng tạo thành các màng có thể chịu được thời tiết, dẻo dai, chịu mài mòn và chịu hóa chất. Về khả năng chịu sốc nhiệt Lớp phủ sơn PU ít có khả năng bị hư hỏng do tác động tốc độ cao. Độ đàn hồi của sàn sơn pu cho hiệu suất tốt hơn ở những nơi có mức độ biến đổi nhiệt độ cao. Điều này rất quan trọng đối với những khu vực có điều kiện môi trường đặc biệt như kho đông lạnh, nhà máy sấy, lò hơi, xưởng sản xuất,… Về tính năng kháng hóa chất Sơn Epoxy: có khả năng kháng hóa chất tốt hơn sơn pu. Sơn sàn epoxy khi tiếp xúc với axit và các chất cơ bản sẽ không dễ bị ăn mòn. Sơn PU: chỉ có tính chất chịu hóa chất ở mức độ tương đối. Về khả năng chịu sốc nhiệt: Sơn PU: có khả năng chống sốc nhiệt cực tốt ❖ 4mm kháng nhiệt từ -15°C đến 70°C. ❖ 6mm kháng nhiệt từ -25°C đến 80°C. ❖ 9mm kháng nhiệt từ -40°C đến 150°C. Sơn Epoxy: chỉ chịu được nhiệt độ 5°C đến 60°C. Về cách dùng hai loại sơn: Sơn Epoxy: có thể được sử dụng hiệu quả như một lớp sơn lót hoặc lớp phủ bề mặt Sơn PU: Sơn PU không kết dính trực tiếp lên bề mặt bê tông, vì vậy tốt nhất bạn nên thi công sơn PU trên lớp sơn lót Epoxy như một loại sơn phủ bảo vệ các công trình ngoài trời.
Bạn có thể xem xét những đặc điểm của hai loại sơn trên đây và cần tìm hiểu, cân nhắc về mục đích, chi phí thi công và các điều kiện khác một cách kỹ càng để lựa chọn ra dòng sơn phù hợp nhất. Hoặc bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn 1 trong 2 loại sơn trên dựa vào một số tiêu chí sau: Nếu dựa vào giá thành rẻ và nhu cầu vừa đủ để sử dụng thì bạn nên lựa chọn sơn Epoxy. Đối với những nhà xưởng có tia uv (tia cực tím), nhiệt độ khắc nghiệt, chống trầy xước nên sử dụng sơn polyurethane. Xét về độ bền, tuổi thọ thì sơn pu bền hơn epoxy. Tính kháng hóa chất cao trong nhà xưởng nên sử dụng sơn epoxy. Trên đây chúng tôi đã giúp bạn phân biệt sơn Epoxy và sơn PU cho sàn nhà xưởng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chọn được loại sơn phù hợp nhất với công trình của mình.
Xem thêm: Báo giá sơn sàn công nghiệp tốt nhất hiện nay
Tags: