asdfasfasf
13-06-2024
Hạng mục cần sơn định kỳ của tàu biển đóng vai trò rất quan trọng. Việc sơn sửa định kỳ sẽ giúp bảo vệ độ bền và tính thẩm mỹ của tàu được tốt hơn. Đồng thời giúp phát hiện kịp thời các vấn đề, hỏng hóc để xử lý. Do đó, không nên bỏ qua khi sơn sửa tàu thuyền.
Phần đáy tàu và phần mớn dưới mớn nước là một trong những bộ phận quan trọng của một con tàu. Hai bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với nước biển nên dễ bị ăn mòn và hư hỏng. Do đó, việc sơn định kỳ là rất quan trọng.
Quy trình thi công sơn cần tuân thủ các quy chuẩn về kỹ thuật và an toàn. Có thể tham khảo một số bước sau đây.
Lớp sơn chống rỉ giúp bảo vệ phần đáy tàu và phần dưới mớn nước khỏi ăn mòn do các tác động của môi trường biển. Ngoài ra còn giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ. Để đảm bảo hiệu quả chống rỉ tốt nên thực hiện 2 lớp sơn.
Đợi lớp sơn chống rỉ khô hoàn toàn rồi mới tiến hành thi công các lớp trung gian. Theo khuyến cáo, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nên tiến hành sơn 2 lớp trung gian.
Đây là khu vực có lớp màng sơn tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Do đó, nên sử dụng các loại sơn tàu biển chuyên dụng. Bên cạnh đó, đây là vị trí hay có hà bám trên bề mặt nên sử dụng các loại sơn chống hà cho tàu thuyền. Nên thực hiện tối thiểu 2 lớp sơn phủ cho bề mặt tàu biển.
>>Xem thêm: Sơn tàu biển JYMEC mang lại hiệu quả tốt nhất cho tàu thuyền
Phần mớn nước thay đổi cũng là một trong những khu vực cần sơn định kỳ của tàu biển. Đây là vị trí tiếp xúc với nước biển nhiều hay ít phụ thuộc vào độ nặng của hàng hóa trên tàu. Do đó, rất dễ bị xuống cấp do các tác động của môi trường.
Quy trình thi công sơn phần mớn nước thay đổi.
Thông thường, vị trí thường sử dụng các loại sơn chuyên dụng chuyên dụng cho phần mớn nước thay đổi có màu nâu đỏ. Đối với vị trí này nên tiến hành thi công 3 lớp sơn phủ. Việc này giúp đảm bảo an toàn và độ bền của lớp sơn khi sử dụng. Lưu ý nên đợi lớp sơn khô trước khi tiến hành sơn các lớp sơn tiếp theo.
>> Gợi ý hay: Sơn tàu biển gốc cao su Clo hóa và những thông tin bạn cần biết
Với hạng mục sơn phần mạn khô của tàu biển, trước khi sơn cần được vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Thực hiện loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn bám trên bề mặt. Để tăng độ kết dính của lớp sơn được tốt hơn.
Bước này cũng tiến hành tương tự như các hạng mục cần sơn định kỳ của tàu biển khác. Bạn có thể dụng một số loại sơn tàu biển chuyên dụng như: Sơn chống rỉ epoxy 2 thành phần, sơn chống rỉ epoxy hàm lượng rắn 2 thành phần hoặc sơn chống rỉ cao su clo hóa.
Đối với bộ phận này, bạn chỉ cần tiến thành thi công 1 lớp sơn.
Bước này lên tiến hành thi công 2 lớp sơn trung gian để tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ.
Giống với các lớp sơn phủ khác của sơn tàu biển. Sơn phủ phần mạn tàu khô thường sử dụng các loại sơn tàu biển có màu đen. Đối với vị trí này nên tiến hành thi công 3 lớp sơn phủ để đảm bảo độ bền.
Tàu biển mặt boong và quây hầm hàng là một trong những bộ phận quan trọng cần sơn định kỳ của tàu biển. Các bước thi công khu vực này tương tự như thi công sơn phần mạn khô của tàu thuyền biển.
Tuy nhiên, phần lớp sơn phủ thường sử dụng các loại sơn PU màu xanh dương. Và nên tiến hành thi công 3 lớp sơn để bảo vệ tàu tốt nhất và tăng tính thẩm mỹ.
Hạng mục sơn định kỳ của tàu biển không thể bỏ qua chính là phần Cabin. Thi công sơn phần cabin thường chia làm hai trường hợp sau:
Nếu sử dụng các loại sơn tàu biển epoxy 2 thành phần có hàm lượng rắn cao thì chỉ cần thi công 2 lớp sơn chính là: lớp sơn chống rỉ (sơn 1 lớp) và lớp sơn phủ màu (3 lớp).
Tuy nhiên, nếu sử dụng các sản phẩm sơn tàu biển chống rỉ 2 thành phần và sơn cao su clo hóa thì vẫn phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy chuẩn kỹ thuật cần thực hiện như sau:
Sơn sửa phần hầm hàng buồng máy là điều rất cần thiết. Nếu sử dụng các loại sơn epoxy hàm lượng rắn cao thì thực hiện tương tự như sơn Cabin.
Nhưng nếu sử dụng các loại sơn epoxy 2 thành phần thông thường hay gốc cao su clo hóa thì cần đảm bảo 3 bước theo đúng quy định.
Hạng mục sơn định kỳ cuối cùng không nên bỏ qua khi thi công sơn đó là phần khung sườn bên trong tàu. Việc sơn sửa phần khung sườn bên trong tàu thường rất mất thời gian và phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền thì không nên bỏ qua.
Nếu sử dụng các loại sơn tàu biển gốc Alkyd thì cần thi công đủ 1 lớp sơn chống rỉ + 2 lớp sơn trung gian + 3 lớp sơn phủ có màu đỏ nâu.
Nếu sử dụng các loại sơn tàu biển gốc epoxy thì chỉ cần thực hiện 1 lớp sơn duy nhất màu nâu đỏ.
Trên đây là 7 hạng mục sơn định kỳ của tàu biển mà bạn không nên bỏ lỡ. Việc sơn sửa này sẽ giúp cho tàu thuyền của bạn được bền đẹp trước các tác động của môi trường biển. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn.
Tags: