asdfasfasf
13-06-2024
Sơn sắt mạ kẽm là một trong những loại sơn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sơn sắt mạ kẽm giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi tác động của thời tiết và môi trường khỏi ăn mòn, rỉ sét. Đồng thời, thi công sơn sắt mạ kẽm cho bề mặt giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Cùng tìm hiểu một số loại sơn sắt mạ kẽm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Sơn sắt mạ kẽm JYMEC là dòng sơn Alkyd chất lượng, được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng. Sơn sắt mạ kẽm JYMEC sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, giúp bảo vệ bề mặt thi công khỏi rỉ sét, giữ gìn vẻ đẹp và tăng tuổi thọ cho công trình. Bên cạnh đó, sơn ứng dụng được trên nhiều công trình khác nhau như: Các công trình xây dựng, cơ khí công nghiệp, xây dựng tàu thủy, hệ thống dầu dẫn và dẫn khí,….
Một số ưu điểm nổi bật của sơn sắt mạ kẽm JYMEC là:
Sơn sắt mạ kẽm Toa là một trong những dòng sơn sắt mạ kẽm phổ biến hiện nay. Sơn được tạo thành từ nhựa Acrylic, sản phẩm đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. Sơn sắt mạ kẽm Toa sử dụng được cho nhiều bề mặt khác nhau. Ngoài ra, sơn có thể sử dụng cho cả bề mặt trong nhà và ngoài trời.
Một số ưu điểm nổi trội của sơn sắt mạ kẽm Toa là:
Sơn sắt mạ kẽm Jotun là một trong những sản phẩm sơn sắt mạ kẽm phổ biến hiện nay. Sơn sắt mạ kẽm Jotun được tạo thành từ gốc Epoxy, sơn có hiệu quả tốt và độ bền cao. Sơn được sử dụng ưa chuộng sử dụng cho nhiều công trình thi công sơn sắt mạ kẽm khác nhau.
Một số ưu điểm nổi bật của sơn sắt mạ kẽm Jotun là:
Sơn sắt mạ kẽm Đại Bàng là sản phẩm được tạo thành từ nhựa epoxy kết hợp với dung môi, bụi kẽm và các chất phụ gia. Sơn thường được sử dụng để bảo vệ và trang trí bề mặt của các vật liệu kim loại, đặc biệt là sắt và thép mạ kẽm. Sơn có sắt mạ kẽm Đại Bàng có thể sử dụng dưới nước, ngoài trời và cả trong ngành công nghiệp hóa chất và tàu biển.
Một số ưu điểm nổi bật của sơn sắt mạ kẽm Đại Bàng là:
>> Gợi ý hay: Ưu nhược điểm của sơn sắt có thể bạn chưa biết
Giá thành sơn sắt mạ kẽm phổ biến trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 80.000 – 150.000 VNĐ/ lít. Đây là mức giá chung của các sản phẩm sơn phổ biến hiện nay, các loại sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần có thể có giá cao hơn. Một số dòng sơn sắt mạ kẽm cao cấp, có mức giá lên đến vài triệu đồng cho 1 lít sơn. Do đó, tùy theo nhu cầu và ngân sách bạn có thể lựa chọn loại sơn phù hợp.
Hiện nay, các sản phẩm sơn sắt mạ kẽm đang được phân phối rộng rãi trên thị trường. Để biết được mức giá chi tiết, bạn có thể đến các cửa hàng phân phối sơn sắt mạ kẽm ở gần để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Để thi công sơn sắt mạ kẽm đem lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo một số bước thi công sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thật kỹ càng
Trước khi bắt đầu sơn bạn nên vệ sinh bề mặt thi công thật cẩn thận. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hoặc tạp chất trên bề mặt để đảm bảo sơn bám dính tốt. Nếu bề mặt thi công sơn bị rỉ sét, bạn nên làm sạch hoàn toàn.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Thi công một lớp sơn lót trên bề mặt trước khi thi công sơn sắt mạ kẽm. Việc này giúp tăng độ bám dính và độ bền cho lớp sơn phủ. Đợi sơn khô hoàn toàn trước khi tiến hành các lớp sơn tiếp theo. Thời gian sơn khô có thể kéo dài trong khoảng 2 – 6 tiếng, tùy thuộc vào độ dày của lớp sơn.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ
Sau khi lớp sơn lót khô tiến hành thi công lớp sơn phủ. Sơn đều tay để lớp sơn đạt độ dày vừa phải và mịn đẹp. Thi công 2 lớp sơn phủ để đem lại hiệu quả tốt nhất, đợi lớp sơn phủ thứ nhất khô trước khi tiến hành thi công lớp sơn thứ 2. Sau thi công tạo môi trường khô thoáng cho sơn mau khô và bảo vệ lớp sơn trước các tác động từ môi trường.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Cuối cùng, sau khi sơn đã khô cần kiểm tra chất lượng của lớp sơn. Để đảm bảo lớp sơn đạt yêu cầu về độ dày, bám dính và trạng thái bề mặt.
Trên đây là quy trình thi công chung của các hãng sơn sắt mạ kẽm phổ biến hiện nay. Lưu ý trong quá trình thi công bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Để đạt hiệu quả cao và tránh các lỗi sai không cần thiết.
Một vài lưu ý bạn cần chú ý khi lựa chọn các sản phẩm sơn sắt mạ kẽm:
Bài viết tổng hợp lại một số hãng sơn sắt mạ kẽm phổ biến hiện nay trên thị trường. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Giúp bạn tự tin trong việc lựa chọn loại sơn phù hợp cho công trình của bạn.
Tags: