asdfasfasf
13-06-2024
Trong quá trình sửa chữa nhà cửa, gia chủ sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Nhất là đối với hạng mục tường nhà cần sơn lại, vì tường chiếm diện tích lớn nhất. Vậy quy trình thi công sơn nhà cũ bao gồm những bước nào? Có gì khác so với thi công sơn nhà thông thường? Hãy tìm hiểu nội dung các bước ngay sau đây.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường
Bề mặt tường cũ thường bám rất nhiều bụi bẩn, hóa chất tồn đọng trên mặt tường.
Bước 2: Loại bỏ lớp sơn cũ
Để đảm bảo cho lớp sơn mới đạt độ hoàn thiện tối đa, bề mặt tường cũ phải sạch sẽ. Tránh bề mặt còn sần sùi, rỗ khí hay các vết rạn nứt làm ảnh hưởng đến kết cấu lớp sơn.
Bước 3: Chà nhám bề mặt thi công
Việc chà nhám mặt tường trước khi thi công sơn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình. Có thể dùng máy chà nhám chuyên dụng hoặc thao tác thủ công bằng giấy nhám.
Bước 4: Tiến hành sơn các lớp
Đối với kết cấu tường cũ, sẽ cần thi công các lớp sơn nhà như thông thường. Bao gồm sơn lót, sơn chống thấm và sơn màu.
Bước 5: Hoàn thiện và nghiệm thu
Nhằm tăng cường “hàng rào” bảo vệ cho lớp sơn màu vừa được hoàn thiện. Bạn nên sử dụng thêm một lớp sơn phủ chuyên dụng để hoàn thiện quy trình thi công sơn nhà.
>> Xem thêm: Sơn nhà: Những kiến thức tất tần tật từ A – Z
Một số lưu ý bạn cần quan tâm để việc thi công sơn nhà cũ đạt hiệu quả lâu dài:
Xử lý kỹ bề mặt tường nhà cũ
Mặt tường cũ thường có tình trạng lớp sơn không ổn định, nhiều khuyết tật màng sơn. Bạn bắt buộc phải tiến hành bước vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ. Loại bỏ hoàn toàn những tạp chất, bụi bẩn còn bám trên mặt tường.
Chà nhám bề mặt phẳng mịn
Sau khi làm sạch bề mặt công trình, bước chà mịn tường nhà là không thể thiếu. Bước này có công dụng nâng cao độ hoàn thiện và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Gia chủ nên dùng giấy ráp hoặc máy chà nhám chuyên dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chọn loại sơn chất lượng tốt
Chất lượng của sản phẩm sơn là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của lớp sơn và cả công trình. Hãy chọn loại sơn nhà có thương hiệu uy tín, tích hợp nhiều công năng vượt trội. Như chống rêu mốc, kháng kiềm, màng sơn bóng cứng dễ chùi rửa, chịu va đập tốt,…
Đảm bảo điều kiện thi công thích hợp
Điều kiện thi công cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của lớp sơn. Phải đảm bảo các điều kiện khách quan như nhiệt độ, độ ẩm trong mức cho phép. Và điều kiện chủ quan như độ khô của bề mặt vật liệu cần phải đạt tiêu chuẩn.
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu ngay giá sơn nhà các hãng HOT nhất hiện nay
Thông thường, lớp sơn nhà sẽ có độ bền từ 6 năm đến 10 năm. Nếu người thợ thi công thực hiện đúng các bước theo quy chuẩn và đạt chất lượng tối đa. Nhưng đối mặt với những tác động từ điều kiện môi trường khách quan hiện nay. Không thể tránh khỏi sự xuống cấp nhanh chóng của kết cấu công trình nhà ở. Thi công sơn lại nhà cũ là việc cần thiết để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Nếu biết sơn nhà đúng quy cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của lớp sơn nói riêng và cả công trình nhà ở nói chung.
Để tránh việc phải sơn đi sơn lại tường nhà nhiều lần, bạn cần lưu ý một số mẹo sau:
Tất tần tật về quy trình thi công sơn nhà cũ được chúng tôi phân tích qua bài viết trên. Sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng và sơn sửa công trình nhà ở. Nếu có thắc mắc nào cần được giải quyết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
>> Có thể bạn quan tâm: So sánh ưu điểm của sơn nhà JYMEC so với các hãng khác
Tags: