Kiểm định sơn chống cháy theo Nghị định của Chính phủ

1. Kiểm định sơn chống cháy mang lại lợi ích gì?

Kiểm định sơn chống cháy là vấn đề được nhiều thương hiệu sơn và người tiêu dùng quan tâm. Những năm gần đây, vấn đề này cũng có nhiều thay đổi theo các văn bản Chính phủ ban hành. Vậy cụ thể, sơn chống cháy được kiểm định như thế nào?

Theo văn bản được ban hành về “Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa” số 05/2007/QH12. Khái niệm kiểm định được hiểu là “hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định. Nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.

Sơn có khả năng chống cháy là một loại vật liệu được sử dụng nhiều trong các công trình nhà xưởng và khu công nghiệp. Do đó, để đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, việc kiểm định là bắt buộc. Việc này giúp đánh giá chất lượng và hiệu quả của sản phẩm sơn chống cháy, đáp ứng nhu cầu bảo vệ công trình trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Ngoài ra, việc kiểm định còn giúp người tiêu dùng hiểu thêm về độ bền của sản phẩm. Bởi theo thời gian, lớp chống cháy chịu nhiều ảnh hưởng của tác động ngoại lực khiến hiệu quả chống cháy giảm đi. Nhưng nhờ kiểm định chất lượng, người dùng sẽ nắm được thời gian cần sơn định kỳ lớp chống cháy. Kiểm định sơn chống cháy giúp đảm bảo hiệu quả chống cháy cho công trình là bền vững.

Lợi ích khi kiểm định cho sơn chống cháy
Lợi ích khi kiểm định cho sơn chống cháy
>> Có thể bạn quan tâm: Vữa chống cháy ứng dụng trong bảo vệ công trình nhà xưởng

2. Kiểm định sơn chống cháy theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP

2.1 Nội dung kiểm định sơn chống cháy sau sửa đổi, bổ sung

Nghị định 136/2020/NĐ-CP có nội dung về: “ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy”. Được Chính phủ ban hành vào ngày 24/11/2020. Trong đó, văn bản này có chứa một số nội dung về quy định liên quan đến sơn chống cháy:

Theo mục 4, Phụ lục V của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014. Chính phủ quy định việc kiểm định PCCC đối với các vật liệu và chất chống cháy.

Văn bản phụ lục của Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Văn bản phụ lục của Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Được sửa đổi tại mục 5, Phụ lục VII của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/ 2020. Chính phủ quy định việc kiểm định PCCC đối với mẫu cấu kiện và mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy.

Có thể thấy, theo nội dung mới nhất từ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Sơn, vữa chống cháy sẽ không cần kiểm định giới hạn chịu lửa. Mà việc kiểm định sẽ được tiến hành đối với cấu kiện, kết cấu được bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy. Sự sửa đổi trên nhằm mục đích nâng bậc chịu lửa cho nhà và công trình từ trong ra ngoài.

Ví dụ: Khi thi công nhà khung thép tiền chế, kết cấu chịu lực, chống cháy là thép có giới hạn chịu lửa R15 (15 phút). Thì có bậc chịu lửa là bậc IV. Khi ứng dụng sơn chống cháy để bảo vệ kết cấu, giới hạn chịu lửa sẽ là R90 và bậc chịu lửa cho nhà nâng lên thành bậc II (quy định tại Bảng 4 Quy chuẩn 06:2020/QC BXD).

Quy định về tiết diện, hình dạng (U, H, vuông, rỗng, hộp…) và kích thước của kết cấu thép khác nhau. Có vị trí khác nhau được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy đều phải thử nghiệm giới hạn chịu lửa để có kết quả cụ thể, tương ứng.

Ví dụ: Công trình được cấu thành từ các cấu kiện thép như khung trần, khung cửa, cột trụ,… Các cấu kiện có tiết diện, hình dạng và kích thước khác nhau. Vị trí cũng khác nhau (chính giữa công trình, góc công trình hoặc chỉ có một mặt tiếp xúc với mặt lửa…). Sơn chống cháy bảo vệ bề mặt yêu cầu phải có giới hạn chịu lửa R60. Từng loại cấu kiện đều thử phải thử nghiệm đạt giới hạn chịu lửa để xác định cấu tạo lớp sơn bọc bảo vệ tương ứng.

2.2 Hồ sơ đề nghị kiểm định

Để chuẩn bị cho quá trình kiểm định kết cấu chống cháy của công trình, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp chứng nhận kiểm định gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp chứng nhận kiểm định gồm những gì?
  • Văn bản đề nghị kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định vật liệu chống cháy.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của thành phần kết cấu chống cháy.
  • Giấy chứng nhận chất lượng của thành phần kết cấu (nếu có).
  • Tài liệu kỹ thuật của mẫu kết cấu.

2.3 Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định

Các hồ sơ cần chuẩn bị để đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định sẽ bao gồm các văn bản tương tự trong hồ sơ đề nghị kiểm định. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số biên bản:

  • Biên bản kiểm định mẫu kết cấu được sự cho phép bởi Bộ Công an
  • Biên bản kiểm tra, đánh giá quy trình sản xuất mẫu kết cấu, có sự giám sát bởi Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

>> Có thể bạn quan tâm: Mua sơn chống cháy JYMEC tại Hà Nội

3. Cách chọn sơn chống cháy đúng quy chuẩn

Một số tiêu chí chọn sơn chống cháy:

  • Chọn loại sơn phù hợp với kết cấu vật liệu: Ngoài kim loại sắt, thép thì một số công trình có kết hợp vật liệu gỗ, nhựa. Hãy lựa chọn loại sơn chuyên dụng cho từng loại vật liệu, để đạt hiệu quả tối đa.
  • Ứng dụng dòng sơn chứa thành phần có khả năng chống cháy: Có rất nhiều dòng sơn dùng cho nhà xưởng, khu công nghiệp có tích hợp khả năng chống cháy. Ứng dụng sơn sàn nhà xưởng có khả năng cách nhiệt sẽ tăng hiệu quả chống cháy cho công trình. Bạn có thể tham khảo dòng sơn dầu bóng cao cấp đến từ JYMEC chuyên dụng cho cấu kiện thép. Với nhiều ưu điểm vượt trội trong chống gỉ, có khả năng chịu nhiệt và thành phần an toàn.
  • Công dụng đạt chuẩn theo kiểm định: Đảm bảo thương hiệu sơn bạn chọn đáp ứng được các yêu cầu về kiểm định chất lượng.
  • Đảm bảo an toàn khi sử dụng: Thành phần của sơn không được chứa hóa chất độc hại. Không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Cách chọn sơn chống cháy đúng quy chuẩn
Cách chọn sơn chống cháy đúng quy chuẩn

Nội dung về kiểm định sơn chống cháy kể trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định đối với vật liệu chống cháy. Hãy lựa chọn sản phẩm chống cháy có chất lượng được kiểm định rõ ràng. Để bảo vệ tối ưu cho bề mặt công trình của mình nhé!

Tags: