Bạn đang muốn tự tay trang hoàng căn nhà của mình? Thế nhưng sơn nhà là một việc cần có độ tỉ mỉ và cẩn thận cao. Vậy nên từ khâu chuẩn bị tới khâu sơn nhà bạn cần có đầy đủ dụng cụ cũng như thời gian và tâm huyết để ngôi nhà được như ý. Tìm hiểu ngay những kỹ thuật sơn tường nhà giúp sáng mịn dưới đây nhé!
Để có được một căn nhà đẹp do tự tay mình sơn lên thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
Chổi quét, con lăn sơn (hoặc súng phun).
Giấy nhám (dùng để mài đi lớp sơn cũ hay các vết sần trên bề mặt tường).
Giấy và băng dính (để bảo vệ một số khu vực như ổ điện, họa tiết, chân tường để tránh bị sơn dính ra ngoài).
Dụng cụ pha sơn như: xô, gậy để khuấy trộn màu sơn.
Đồ bảo hộ (khẩu trang, mắt kính)
Thang để trèo lên sơn những khu vực cao hoặc cần thiết hơn là giàn giáo.
1.2 Chuẩn bị bề mặt thật tốt trước khi sơn
Để cho việc thi công được dễ dàng và đảm bảo chất lượng, màu sơn bền bỉ theo năm tháng thì bạn cần nắm rõ 3 nguyên tắc: Sạch – Khô – Ổn định.
Tức là:
Cần loại bỏ sạch những vết bẩn bám trên tường nhà. Nếu cần thiết thì bạn có thể dùng các chất tẩy rửa dạng nhẹ. Làm sạch rêu, nấm bám trên bề mặt tường.
Mặt tường cần phải khô thoáng để khi sơn lên được mịn và đẹp. Bạn có thể đo lường độ ẩm của tường trước khi sơn bằng máy Sovereign. Cần kiểm tra có thấm nước hay không để đảm bảo lúc sơn không xảy ra sự cố.
Ổn định là khi bề mặt được sơn phải đảm bảo khô, phẳng, mịn, không bong tróc và rạn nứt. Vậy nên khâu làm sạch và khô hết sức quan trọng để có bề mặt ổn định trước khi sơn.
2. Chuẩn bị sơn nhà
Để đảm bảo quá trình thi công sơn nhà hiệu quả bạn cần:
Trước khi tiến hành sơn nhà bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại sơn đã chọn. Pha chúng với nước theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo màu sơn được chuẩn đẹp.
Bạn cần dùng giấy hay băng dính để bảo vệ những phần không sơn, tránh để sơn dây dính vào đó.
Kiểm tra thật kỹ những vị trí đặc biệt như bồn cây, nơi lắp ống dẫn nước… và xử lý cẩn thận tránh tình trạng thấm nước.
Các vị trí gồ ghề thì cần lưu ý để tránh màu sơn không lên tông đồng đều.
Để không bị dư thừa sơn bạn cần định lượng không gian và dự định khoảng tường sẽ sơn . Chú ý đo kích cỡ căn phòng, trừ ra phần cửa sổ để biết được bạn cần chuẩn bị bao nhiêu sơn. Trên mỗi thùng sơn đều sẽ ghi đầy đủ thông tin và thông số kỹ thuật, tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên hỏi người bán để nhận được tư vấn.
Nên chọn sơn trong thời tiết mát mẻ, tránh mùa mưa nắng. Hãy chuẩn bị một sức khỏe tốt để thiết kế nên bức tường của mình nhé.
>> Xem thêm: Phối màu sơn ngoài nhà đẹp hợp xu thế
3. Những kỹ thuật sơn tường nhà đẹp đúng chuẩn
Bạn cần chuẩn bị 3 nguyên liệu cần có để sơn ngoại thất ngôi nhà đó là: Bột trét, sơn lót và sơn phủ.
Bước 1: Kỹ thuật trét bột bả
Bột trét là bước đệm quan trọng để bề mặt tường được phẳng mịn và lớp sơn bám bền hơn.
Quy trình thực hiện như sau:
Chuẩn bị bề mặt: Lớp bề mặt phải khô, ổn định với độ ẩm nhỏ hơn 6% ở thang đo Sovereign và 60% ở Lutron. Bề mặt đảm bảo sạch sẽ. Chỉnh sửa lớp bề mặt tường(nếu cần): Trám trét trực tiếp vào các lỗ rỗng, vết nứt trên bề mặt
Chuẩn bị bột trét: Trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kiểm tra lại bề mặt đảm bảo bề mặt phẳng mịn, không vết nứt, lỗ mọt.
Trét bột trét lớp 1: Sử dụng lớp skimcoat trét lần 1 lên bề mặt tường với độ dày khoảng 0.8 – 1mm (độ dày mảng khô khoảng 0.5 – 0.6mm). Sau đó bạn để khô trong vòng 16h với nhiệt độ 30 độ C.
Trét bột trét lớp thứ 2: Sau khi khô lớp thứ nhất, tiến hành trét lớp thứ 2 với độ dày tương tự và để khô tối thiểu 16h ở nhiệt độ 30 độ C.
Xả nhám:bạn cần để bề mặt phẳng, mịn
Kiểm tra lớp bột trét: Đảm bảo bề mặt phẳng, khô ráo, ổn định rồi mới tiến hành sơn lót.
Bước 2: Sơn lót
Sơn lót giúp tăng khả năng chống thấm và ngăn ngừa các tác động như bụi bẩn, rêu, nấu ảnh hưởng tới phía bên trong ngôi nhà. Bạn cần kiểm tra lại bề mặt một lần nữa và đảm bảo đã ổn định. Tiến hành pha sơn lót theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Dùng lăn sơn để sơn lên bề mặt và đảm bảo lớp sơn được phủ đều toàn bộ.
Để khô từ 2 – 4 giờ và kiểm tra lại lớp sơn đã phủ đều hay chưa. Sơn lót làm tăng độ kết dính, phủ bề mặt và chống kiềm hóa. Lớp sơn mỏng có tác dụng ngăn chặn sự muối hóa và xuống cấp của sơn phủ.
Bước 3: Kỹ thuật sơn phủ tường
Quy trình sơn phủ thực hiện như sau:
Kiểm tra bề mặt ổn định
Pha sơn phủ ngoại thất theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Tiến hành sơn phủ lần 1: Dùng con lăn nhẹ nhàng để cho lớp sơn phủ đều, bề mặt sơn được mịn màng, đồng đều.
Để khô: Để khô từ 2 – 4 giờ
Tiến hành sơn phủ lần 2: Sau thời gian để khô thì sơn lớp sơn phủ thứ 2 tương tự như lớp thứ nhất.
Để khô: Để khô từ 2 – 4 giờ tiếp theo
Kiểm tra xem lớp sơn đã đồng đều chưa.
Hoàn thiện: Đảm bảo thời gian cho màng sơn khô hoàn toàn ( 7 đến 10 ngày)
Bài viết trên đã chia sẻ khá chi tiết về những kỹ thuật sơn tường nhà. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên lựa chọn hãng sơn uy tín chất lượng để có một ngôi nhà hoàn hảo nhất nhé!
>> Xem thêm: Những tính năng ưu việt của dòng sơn ngoại thất JYMEC
Công ty Sơn JYMEC chính thức mở đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh khu vực: Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên. Mô tả công việc – Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm Sơn mang thương hiệu JYMEC. – Tìm […]
Sơn nhà màu xanh lá cây mang lại những lợi ích gì? Xanh lá cây là một trong những gam màu được ưa chuộng, sử dụng phổ biến trong không gian sống các ngôi nhà. Với tone màu mát mẻ sơn nhà màu xanh lá đem lại không gian sống gần gũi, cảm giác tươi […]
Những ai nên sơn nhà màu xanh ngọc Xanh ngọc là gam màu được kết hợp từ hai màu xanh lá dịu mát của thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và màu xanh dương êm ái của biển cả. Đây là màu sơn được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng cho không gian sống. […]