Chống thấm gốc Bitum và những thông tin bạn cần biết

Chống thấm gốc Bitum liệu có phải là một giải pháp hoàn hảo? Ngày nay, vật liệu chống thấm bitum không còn quá xa lạ với các hạng mục chống thấm. Tuy nhiên, để biết được đây có phải là giải pháp chống thấm tốt nhất cho công trình của bạn hay không? Cùng JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chống thấm gốc Bitum là gì?

Bitum là loại vật liệu được ứng dụng  nhiều trong lĩnh vực xây dựng đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy bitum và nhựa đường, hắc ín giống nhau về cấu tạo cơ bản. Nhưng trên thực tế, giữa các vật liệu này vẫn tồn tại sự khác biệt.

Bitum là một hợp chất hữu cơ ở thể lỏng hoặc rắn, trong Bitum có chứa hiđrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon. Đây là hợp chất tương đối ổn định, gần như không bay hơi và mềm ra khi gặp nhiệt độ nóng, nó cũng có khả năng hòa tan trong Tricolro-etylen.

Ở điều kiện thường, Bitum có màu nâu hoặc đen, nó là sản phẩm được tìm thấy trong quá trình lọc dầu và có khả năng kết dính, độ nhớt cao, không thấm nước. Chính vì tính chất vật lí và kết cấu của mình, Bitum được sử dụng để sản xuất ra các vật liệu chống thấm gốc Bitum.

vật liệu chống thấm bitum
Thi công chống thấm giúp cho công trình bền đẹp và có tuổi thọ cao hơn

2. Phân loại vật liệu chống thấm gốc bitum

Việc phân loại bitum được cho là khác phức tạp do có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu sử dụng hiện nay, bitum chống thấm được phân thành hai loại phổ biến nhất:

2.1. Màng khò gốc Bitum

Ưu điểm:

  • Có khả năng chống thấm vượt trội, kể cả trong điều kiện áp suất cao.
  • Thích ứng với điều kiện nhiệt độ cực thấp và lạnh.
  • Có khả năng chịu tải trọng lớn, có độ đàn hồi cao.
  • Độ kết dính cao với bề mặt thi công, đem lại sự chắc chắn.
  • Thi công dễ dàng, nhanh chóng và không đòi hỏi trình độ kĩ thuật quá cao.
  • Phù hợp với cả kết cấu cũ và mới, những bề mặt thi công rộng lớn.
  • Độ bền cực cao: từ vài chục năm thậm chí là hơn trăm năm.

Nhược điểm:

  • Khó sử dụng với bề mặt không bằng phẳng và những bề mặt có diện tích hẹp.
  • Quá trình bảo quản và vận chuyển tương đối phức tạp.

Ứng dụng:

  • Sử dụng trong chống thấm trần nhà đem lại hiệu quả cao.
  • Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả.
  • Sử dụng trong chống thấm ngược cho hố thang máy, chống thấm các bể nước ngầm, bể bơi,…
Màng khó nóng gốc bittum
Màng chống thấm khò nóng được nhiều người tiêu dùng chọn lựa.

2.2. Sơn chống thấm gốc Bitum

Ưu điểm:

  • Tạo thành lớp phủ liền mạch trên bề mặt thi công mà không để lại mối nối.
  • Lớp phủ bề mặt không bị biến dạng, lún hay nóng chảy ở nhiệt độ cao.
  • Lớp phủ dai và bền trong điều kiện nhiệt độ thay đổi.
  • Sử dụng được cả trên bê tông, gỗ và kim loại.
  • Có khả năng chống tia UV từ ánh sáng mặt trời tốt.

Nhược điểm:

  • Chỉ có 1 màu sắc duy nhất là màu đen, không mang lại giá trị thẩm mĩ cao khi phủ trên gỗ.
  • Yêu cầu về kĩ thuật thi công rất cao, đòi hỏi đội ngũ thi công có kinh nghiệm và tay nghề cao.
  • Có thể bị mất khả năng chống thấm do dễ bị oxi hóa.

Ứng dụng:

  • Chống thấm mái nhà và nhiều kết cấu bê tông khác nhau như chống thấm ban công, sân thượng.
  • Chống thấm cho tàu thuyền và các loại máy móc.
  • Chống thấm cho bề mặt của các vật liệu làm bằng gỗ.

Sơn chống thấm gốc bittum
Sơn chống thấm BITUM có độ bám dính tốt, khả năng chống thấm tuyệt vời
>> Xem thêm:  3 Loại sơn chống thấm ngoại thất tốt nhất

3. Quy trình thi công chống thấm gốc Bitum

Dưới đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn quy trình chống thấm bitum chi tiết. Tuỳ vào từng công trình thi công sẽ có các điều kiện và yêu cầu cụ thể. Để đảm bảo tính chính xác và an toàn cho công trình. Thi công luôn cần tuân thủ đúng hướng dẫn và quy định của nhà sản xuất vật liệu. 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Bề mặt thi công cần được làm sạch, xử lí sạch sẽ các vết mốc, dầu mỡ.
  • Trám lại các vết nứt, lỗ hổng và loại bỏ hoàn toàn dị vật trên bề mặt trước khi thi công.
  • Có thể dùng nước xối sạch bề mặt nhưng nhất định phải để bề mặt thi công khô hoàn toàn.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

  • Chuẩn bị màng chống thấm và sơn chống thấm gốc bitum theo yêu cầu và mục đích thi công.
  • Chuẩn bị các công cụ như cọ lăn, chổi quét, bàn chải… Các công cụ cần thiết khác như khò gas, keo chống thấm…

Bước 3: Thi công chống thấm

  • Tùy vào vật liệu chống thấm mà bạn lựa chọn. Nhà sản xuất sẽ đưa ra những sản phẩm cũng như tỉ lệ pha trộn tiêu chuẩn phù hợp nhất. Ở bước này, bạn có thể sử dụng cọ, rulo hoặc bình phun áp lực để thực hiện thi công lớp lót.
  • Với màng chống thấm dạng lỏng và sơn chống thấm gốc Bitum. Dùng dụng cụ chuyên dụng để thi công lớp sơn chính.
  • Lưu ý lớp sơn phải đồng đều và phủ kín bề mặt. Để tăng hiệu quả chống thấm, bạn nên thi công lớp chính từ 2 đến 3 lần.
  • Với màng chống thấm khò nóng, cần trải đều màng ra bề mặt thi công. Tiến hành khò gas làm nóng chảy bề mặt. Đồng thời thực hiện ép lớp màng xuống để kết dính với bề mặt thi công.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu

  • Sau khi dùng bitum chống thấm, bạn cần tiến hành kiểm tra bề mặt. Kiểm tra kỹ lưỡng đảm bảo không có vết nứt, lỗ hổng hay các vết nứt rò rỉ.
  • Kiểm tra độ kết dính của lớp chống thấm với bề mặt thi công. Đảm bảo rằng nó không bị bong tróc hoặc phồng lên.
  • Kiểm tra tất cả các khu vực góc, gờ, đường nối. Đảm bảo chúng được xử lý đúng cách và không còn vấn đề gì về thấm dột.
  • Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, cần thực hiện sửa chữa và bổ sung lớp chống thấm phù hợp.
Thi công chống thấm gốc bitum
Thi công chống thấm đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận từ đội ngũ công nhân

Trên đây là những thông tin về chống thấm gốc Bitum cũng như một vài loại vật liệu chống thấm dành cho bạn tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất! Chúc bạn trở thành nhà tiêu dùng thông thái để kiếm tìm được những sản phẩm phù hợp nhất cho công trình của bạn!

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm tốt nhất hiện nay

Tags: