Mách bạn cách chống thấm bồn hoa mang lại hiệu quả triệt để

Bồn hoa trồng cây không còn xa lạ với các gia đình Việt Nam. Nó xuất hiện ở mọi ngôi nhà với vai trò tô điểm thêm cho vẻ đẹp của căn nhà. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng 1 thời gian, không thể tránh khỏi hiện tượng mục, thẩm thấu vào tường do cát, đất, nước tồn đọng trong bồn lâu, dẫn đến hậu quả khó xử lý của khu vực này. Tìm hiểu ngay về cách chống thấm bồn hoa hiệu quả nhất dưới đây nhé!

1. Yêu cầu của bề mặt bê tông bồn hoa cần sau thi công chống thấm

Một số yêu câu sau khi thi công chống thấm bồn hoa có thể kể đến như:

  • Sau khi thực hiện xong quy trình chống thấm, bồn hoa cần có lại vẻ ngoài sạch đẹp, gọn gàng.
  • Cần tháo dỡ, di dời và dọn dẹp hết đất cát, ván khuôn, nước đọng và một số loại vật liệu không cần dùng tới như gỗ, sắt thép.
  • Khi xử lý bề mặt bê tông của bồn hoa, lưu ý không tô, trét vữa xi măng che phủ lên các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ…
  • Khoảng cách giữa các râu thép dư trên sàn bê tông với mặt bê tông là tối thiểu 2cm. Bạn có thể dùng máy cắt hay gió đá cắt, đục ở công đoạn này.
Chống thấm bồn hoa hiệu quả
Chống thấm bồn hoa hiệu quả

2. Một số lưu ý khi chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm bồn hoa

Ngoài những yêu cầu về bề mặt bê tông, trước khi tiến hành thi công chống thấm bồn hoa, bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý về công tác chuẩn bị cho bề mặt này:

  • Băm và đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông thưa còn trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ bằng tay như búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  • Kiểm tra, đục mở miệng các đường nứt dài và lớn trên bề mặt bê tông kết cấu, hoặc ở vị trí xuyên sàn nếu có. Khoảng cách của rãnh rộng khoảng từ 1-2cm, độ sâu là 2cm.
  • Đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc ở các vị trí hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ…
  • Đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận tối đa chất chống thấm. Lắp đặt thêm thanh thủy trương và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót ở vị trí quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông, áp dụng với khu vực đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông ban đầu nhưng chưa có sản phẩm để dừng nước.
  • Kiểm tra, băm sạch toàn bộ các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa xi măng còn sót lại và dư thừa, thấm sâu hoặc còn bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần thi công chống thấm bằng búa băm có lưỡi thép đạt yêu cầu mỏng và sắc

Lưu ý khi chuẩn bị bề mặt chống thấm bồn hoa
Lưu ý khi chuẩn bị bề mặt chống thấm bồn hoa
>> Có thể bạn quan tâm: Dùng sơn chống thấm bể nước cho bể nước gia đình

3. Quy trình chống thấm bồn hoa bằng vật liệu gốc xi măng

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ thi công và xử lý bề mặt

Dụng cụ thi công ở đây bao gồm: Các loại cọ bản rộng, máy phun vữa và các dụng cụ cho quy trình vệ sinh, nguyên, vật liệu chống thấm. Bạn cần đo độ ẩm của bề mặt bồn hoa trước khi thi công xem có đạt yêu cầu không.

Bước 2: Tiến hành thi công

Bạn nên thi công chống thấm ít nhất 2 lớp. Sau khi tiến hành thi công lớp thứ nhất, bạn cần đợi khô sau 4-8 tiếng rồi mới tiếp tục thi công lớp thứ 2. Độ dày của mỗi lớp trung bình khoảng 1mm. Tùy vào diện tích mà liều lượng vật liệu dùng cho mỗi lớp sẽ dao động từ 2-4kg. Bạn cũng nên chia vật liệu chống thấm vào nhiều thùng nhỏ để nhiều người có thể thi công trong 1 thời gian, tiết kiệm thêm thời gian thi công.

Bước 3: Bảo dưỡng bề mặt

Sau khi chống thấm cho bồn sau 24h, bạn hãy thi công thêm lớp vữa bảo vệ cho lớp chống thấm. Tiếp đó mới bắt tay vào lắp đặt trồng cây và hoa.

Quy trình chống thấm bồ hoa
Quy trình chống thấm bồ hoa

Trên đây là một số chia sẻ về quy trình chống thấm bồn hoa. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Xem thêm:  Phân loại sơn chống thấm phù hợp với đặc điểm riêng của công trình

Tags: