asdfasfasf
13-06-2024
Màng khò nóng chống thấm là gì? Quy trình thi công ra sao? Ưu, nhược điểm của nó như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay về vật liệu chống thấm này qua bài viết dưới đây nhé!
Màng chống khò nóng còn được biết tới với tên màng chống thấm khò nhiệt hay màng chống thấm dẻo. Nó là màng chống thấm có khả năng chịu nhiệt, chống lại tia tử ngoại, tia UV và khả năng chống thấm cao. Được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và Atactic Polypropylen. Bên trong màng được gia cố bằng lưới Polyester sản xuất theo phương pháp Spunbond không đan. Thi công bằng phương pháp khò (dùng nhiệt ). Là vật liệu chống thấm có khả năng chống chịu những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết; chống lại tia tử ngoại; nắng mưa. Đặc biệt phù hợp cho những công trình lớn; công trình ngoài trời; phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Một số ưu điểm của màng khò chống thấm có thể kể đến như:
Một số nhược điểm của màng khò chống thấm:
Màng khò nóng có khả năng ứng dụng cao có thể sử dụng với nhiều công trình và các điều kiện thời tiết khác nhau, nên nó được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra màng khò nóng được sản xuất với những nguyên liệu chống nước hiệu quả, tấm chống thấm giúp hạn chế tối đa tình trạng thấm nước; ẩm mốc; hư hại công trình hiệu quả. Ngay cả trong những môi trường độ ẩm cao, có áp suất hơi nước lớn. Do ưu điểm là khả năng chống nước cao ngay cả trong môi trường áp suất hơi nước lớn nên nó sẽ giúp bảo vệ công trình, tăng tuổi thọ cho công trình. Ngoài ra do sử dụng công nghệ Spunbond không đan giúp màng sử dụng đạt được độ dai; chắc chắn; khó đâm thủng cũng như có khả năng kéo dãn tốt. >> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng sơn chống thấm trần nhà cho ngôi nhà của bạn
Màng khò nóng chống thấm được ứng dụng rộng rãi từ những công trình lớn. Những diện tích ngoài trời cần độ che phủ rộng đến những công trình có khả năng ngấm nước cao; công trình nghiên cứu cần sự khô ráo tuyệt đối; màng che đều có thể được sử dụng. Thường được ưu tiên sử dụng trong chống thấm nền và trần nhà, các bể bơi cũng như phòng tắm. Bên cạnh đó, màng chống nước còn được sử dụng trong các bệ phóng tên lửa; thềm để máy bay giúp bảo vệ máy móc; tránh độ ẩm gây hư hỏng,ảnh hưởng động cơ, …
Vệ sinh sạch sẽ cát sỏi, dầu mỡ, vữa thừa, bụi bẩn…dính trên bề mặt cần thi công. Tiến hành đục bỏ những phần thừa, trám vá với bề mặt bê tông đang bị lõm, rỗ. Đồng thời, bỏ đi những vật liệu thừa thãi trong khi làm sao cho bề mặt mặt chống thấm phải được bằng phẳng.
Sử dụng sơn lót bitum gốc dung môi quét một lớp mỏng để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
Khi lớp lót đã khô tầm 6 tiếng với nhiệt độ duy trì ở mức 30 độ C thì tiến hành dán màng bitum chống thấm. Sử dụng đèn khò gas, khò phần dưới của màng cho đến khi thấy hiện tượng bề mặt bitum bắt đầu chảy mềm. Lúc này màng sẽ đạt khả năng bám dính tốt nhất, để thi công dán; Dùng con lăn miết chặt dán đều lên bề mặt. Lưu ý: Tại những điểm nối, chồng mép phải được thực hiện cẩn thận tránh để lại điểm hở dễ khiến nước theo đó thấm vào. Tại điểm nối, màng phải được khò nóng chảy cả 2 mặt để đảm bảo độ kết dính tốt nhất. Trên đây chúng tôi đã trình bày về màng khò nóng chống thấm và quy trình thi công màng khò nóng. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về loại màng chống thấm với công dụng tuyệt vời này để bạn có thêm sự lựa chọn chống thấm cho công trình của mình. >>Xem thêm: Hướng dẫn bạn sử dụng thanh trương nở chống thấm
Tags: