asdfasfasf
13-06-2024
Sơn mạ kẽm cho sắt thép, vật liệu kim loại là một trong những yếu tố quan trọng. Nó giúp đem lại những lợi ích bảo vệ tuyệt vời và tuổi thọ bền bỉ nhất. Tuy nhiên, thi công sơn sắt cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn, yêu cầu phức tạp. Nếu thi công sơn sai cách, có thể khiến lớp sơn dễ dàng bị bong tróc, không đạt chuẩn. Một số thủ thuật, mẹo dưới đây sẽ giúp cho lớp sơn sắt mạ kẽm của bạn được bền bỉ nhất.
Đầu tiên, công đoạn chuẩn bị bề mặt là công đoạn quan trọng nhất. Một sơ xuất nhỏ khi thi công sơn thường gặp nhất đó chính là công tác vệ sinh, làm sạch bề mặt thi công sơn. Nếu bề mặt không được làm sạch đúng cách, định hình không tốt. Điều đó có khiển khiến cho lớp sơn của bạn bị nứt nẻ, dễ dàng bong tróc.
Mẹo giúp bạn xử lý triệt để bề mặt sắt thép trước khi thi công, đem lại lớp sơn bền bỉ nhất:
Đối với vật liệu sắt thép mới. Nhìn bề ngoài trông rất sạch sẽ, tuy nhiên nó chưa thật sự mịn và trơn láng. Để vật liệu sắt thép đạt được bền bỉ nhất, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Tạo ra sự liên kết cơ học tốt cho màng sơn. Nó sẽ giúp cho lớp sơn không bị phồng rộp, bong tróc.
Đối với những bề mặt sơn đã bị phong hóa một phần. Bề mặt cần được làm sạch bằng cách phun, quét. Hoặc tiến hành sử dụng kỹ thuật tiền xử lý acrylic.
Bạn có thể vệ sinh toàn bộ những nơi gỉ sét trên bề mặt bằng máy phun cát, máy mài. Hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng có tính acid.
>> Xem thêm: Sơn sắt mạ kẽm – Giải pháp bảo vệ tối ưu cho công trình
Nếu một lớp sơn sắt mạ kẽm có khả năng chống chịu, bảo vệ lên đến 15 năm. Như vậy, nếu chúng ta sơn thêm nhiều lớp sơn khác. Nó có thể bảo vệ tốt hơn và tăng tuổi thọ cho bề mặt dài lâu hơn. Tuy nhiên, trên lý thuyết là thế. Nhưng một thợ sơn để có thể sơn nhiều lớp sơn sắt. Họ phải trải qua quá trình thực hiện một cách kỳ công, tỉ mỉ, tốn thời gian.
Cần phải nhận biết, canh chính xác thời gian khô của sơn, độ dày màng sơn phù hợp. Mỗi một loại sơn sắt mạ kẽm khác nhau sẽ có định mức che phủ khác nhau. Bạn cần tham khảo chi tiết và hiểu rõ độ phủ lý thuyết của từng loại sơn. Từ đó, mới có thể thi công sơn một cách hoàn mỹ, bảo vệ tối ưu. Chọn bàn chải, cuộn sơn hoặc súng sơn phù hợp với loại sơn bạn đang sử dụng. Công cụ phù hợp có thể giúp đảm bảo lớp sơn được phân phối đều và nhẹ.
Nếu các lớp sơn thi công quá nhanh, lớp sơn trước chưa khô đã sơn lớp sơn mới. Nó có thể khiến cho màng sơn của bạn bị chảy xệ, dày cộm. Sơn không bám dính tốt trên bề mặt thi công. Từ đó, làm giảm hiệu quả bảo vệ bề mặt, đồng thời gây tiêu hao chi phí, công sức thi công.
>> Gợi ý hay: Bảo quản sơn sắt mạ kẽm như thế nào cho đúng?
Đây cũng là một trong những mẹo hay khi sơn sắt thép mạ kẽm. Bạn có thể sử dụng các lớp sơn lót thay thế cho việc sơn nhiều lớp sơn phủ. CHi phí cho sơn lót cũng ít và tiết kiệm hơn. Tiếp đó, bạn sơn màu phủ lên bề mặt vật liệu, như vậy sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí. Đây là thủ thuật sơn được nhiều công trình, thợ thầu lựa chọn. Nó giúp vật liệu mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ. Bên cạnh đó, sắt thép vẫn được bảo vệ một cách tối ưu, bền bỉ nhât.
Lưu ý, nên sử dụng các loại sơn lót sắt thép chuyên dụng. Không nên sử dụng các dòng sơn trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Hoặc sử dụng sai sơn lót cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến từ thợ sơn, chuyên gia, những người có kinh nghiệm sơn sắt mạ kẽm trước đây.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn sắt bị bong tróc: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Ở nhiều công trình thi công khác nhau. Một số thợ thầu sử dụng sơn lót bằng các loại sơn mạ kẽm lạnh. Cuối cùng, họ thực hiện thi công lớp sơn ngoài cùng bằng sơn mạ kẽm nhúng nóng. Nó giúp cho lớp sơn đạt được độ cứng và rắn chắc hoàn hảo.
Sơn mạ kẽm nhúng nóng là một trong những phương pháp xử lý hóa học dành vật liệu sắt thép. Phương pháp này liên quan đến các phản ứng điện hóa có trong sơn và vật liệu sắt thép. Trong khi đó, sơn mạ kẽm lạnh được coi là phương pháp vật lý. Phương pháp này thi công đơn giản, tiết kiệm. Chỉ cần thi công phủ lớp sơn lên bề mặt kim loại. Cả hai phương pháp sơn này đều có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ bề mặt kim loại bên trong. Ngăn không bị ảnh hưởng, tác động ăn mòn, rỉ sét.
Ngày nay, các thợ thầu có kinh nghiệm thường kết hợp hai phương pháp này với nhau. Chúng không chỉ không bài xích mà còn đem lại sự bền bỉ, tối ưu cho bề mặt vật liệu.
Để giữ cho lớp sơn sắt mạ kẽm bền bỉ nhất, ngoài các thủ thuật, lưu ý trong quá trình thi công. Việc bảo vệ, bảo trì bề mặt sau khi sơn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Sau khi thi công, lớp sơn có thể bị ăn mòn, vôi hóa theo thời gian. Bạn cần tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Khắc phục mọi vấn đề với lớp sơn sắt mạ kẽm một cách nhanh chóng, hiệu quả, không để sơn bị ăn mòn, hỏng hóc.
Lớp sơn sau khi sơn cũng cần bảo vệ, che chắn cẩn thận. Hạn chế để vật liệu mới thi công sơn sắt mạ kẽm tiếp xúc với nước mưa, hóa chất hay các tạp chất khác. Để cho lớp sơn khô cứng hoàn toàn mới có thể đưa vào sử dụng.
Trên đây là những mẹo hữu ích giúp giữ cho lớp sơn sắt mạ kẽm bền bỉ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn, giúp bạn bảo vệ bề mặt sắt thép một cách tốt nhất. Theo dõi chúng tôi ngay để biết thêm các thông tin chi tiết, bổ ích về sơn săt mạ kẽm nhé!
Tags: