Tính định mức sơn chống thấm chuẩn xác nhất

Để ngôi nhà của bạn được bền đẹp theo thời gian thì sử dụng sơn chống thấm đa năng là điều cần thiết. Để tránh mua dư thừa lượng sơn chống thấm gây lãng phí tiền bạc thì bạn phải biết được 1 thùng sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2. Cùng tìm hiểu ngay cách tính định mức sơn chống thấm chuẩn xác nhất dưới đây để áp dụng ngay cho công trình nhà mình nhé!

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức sơn chống thấm

Một số yếu tố ảnh hưởng đến định mức sơn như sau:

  • Loại bề mặt: Một số loại bề mặt thi công sơn chống thấm áp dụng sẽ ảnh hưởng đến định mức sơn. Bề mặt có độ hấp thụ sơn cao như bê tông, gạch nung, vữa sẽ tốn nhiều sơn hơn để đảm bảo tối ưu khả năng chống thấm.
  • Tình trạng bề mặt: Cách tính sơn chống thấm cũng bị ảnh hưởng bởi bề mặt thi công. Số lượng sơn sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bề mặt tường (mới hay cũ). Đối với sơn chống thấm mới hoàn toàn thì cần sử dụng lượng sơn sẽ lớn hơn do bề mặt có độ nhám cao.
  • Điều kiện môi trường: Các yếu tố  như độ ẩm, nhiệt độ, độ cứng bề mặt…có thể ảnh hưởng đến lượng sơn chống thấm. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sơn chống thấm. Trong khi độ ẩm quá cao sẽ yêu cầu định mức sơn cao hơn để bảo vệ bề mặt.
  • Loại sơn chống thấm sử dụng: Mỗi một loại sơn sẽ có định mức khác nhau. Nên diện tích thi công m2 bao phủ cũng thay đổi. Dựa vào hạng mục được thực hiện, bạn sẽ cần quét 1, 2, hay 3 lớp sơn chống thấm. Do đó mà số m2 cũng vì thế mà thay đổi.
Yếu tố ảnh hưởng tới định mức sơn chống thấm
Yếu tố ảnh hưởng tới lượng sơn chống thấm cần thiết

2. Cách tính định mức sơn chống thấm chuẩn xác

Bước 1: Đánh giá diện tích khu vực cần sơn chống thấm

Trước tiên, bạn đo đúng chiều rộng và chiều cao của bức tường cần sơn bằng thước dây. Sau đó, xác định diện tích bằng cách nhân chúng lại với nhau. Trong cách tính sơn chống thấm thì bước này rất quan trọng vì diện tích càng chính xác khi tính toán thì sau này lúc bạn mua sơn sẽ càng chuẩn hơn. Ví dụ: Bạn đo được chiều dài là 6m và chiều rộng là 3m. Nghĩa là diện tích cần sơn là 18m2

Bước 2: Tính toán các phần diện tích còn lại không sơn chống thấm

Tiếp theo, bạn cũng áp dụng cách tính ở trên để tính diện tích cửa sổ và cửa ra vào. Sau đó lấy diện tiện tường trừ đi phần diện tích của cửa sổ và cửa ra vào. Vì đây là những phần mà bạn không cần sơn. Cũng với công thức như ở trên, bạn áp dụng để tính diện tích cửa sổ và cửa ra vào, để lấy số liệu đó sau đó trừ chúng đi khỏi diện tích bức tường mà bạn vừa tính. Ví dụ: Nếu như bạn đo được diện tích cửa sổ 2m2 và cửa chính là 4m thì lấy cửa sổ cộng với cửa chính và lấy con số diện tích tổng là 18m2 trừ đi (2m2 + 4m2) ra diện tích cần sơn là 12m2.

Bước 3: Nhân số diện tích đo được với lớp sơn chống thấm cần dùng

Cách tính sơn chống thấm ở bước này chúng tôi khuyên bạn nên sơn ít nhất hai lớp. Lưu ý bạn nên tính dư ra một chút sơn thừa để khi hoàn thiện sơn sửa cũng rất cần thiết. Ví dụ: Nếu bạn sơn 2 lớp thì cần ít nhất 24m2.

Bước 4: Tính định mức sơn chống thấm cần mua

Bước cuối của cách tính sơn chống thấm là các bạn đem chia kết quả vừa có được với số m²/l trên hộp sơn. Thông số này các bạn có thể tìm ở mục thông tin sản phẩm trên mạng hoặc là hỏi nhân viên tư vấn. Như vậy bạn sẽ có được số lít sơn cần thiết cho kế hoạch của mình. Ví dụ: Trên thông số thùng sơn có Độ tiêu hao: 12-12m2/lít/lớp chúng ta có thể ước tính ra được lượng sơn cần dùng khoảng 2 thùng. Bạn cũng có thể đo diện tích tường rồi đưa nhân viên tư vấn thực hiện cách tính sơn chống thấm. Việc này giúp bạn tiết kiệm được thời gian cho mình.

Cách tính lượng sơn chống thấm cần thiết
Cách tính lượng sơn chống thấm cần thiết
>> Có thể bạn quan tâm:

  • Cách pha sơn chống thấm với xi măng đúng tỷ lệ
  • Sơn chống thấm ngoại thất: tác dụng mang lại, chọn mua hãng nào?

3. Một số lưu ý khi tính định mức sơn

Khi định mức sơn chống thấm , một số lưu ý quan trọng bạn cần biết đó chính là:

  • Tham khảo hướng dẫn từ nhà sản xuất sơn: Mỗi sản phẩm sơn chống thấm sẽ có định mức sử dụng riêng. Bạn cần tham khảo kỹ lưỡng và tuân thủ đúng nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của công trình.
  • Kiểm tra tình trạng bề mặt: Các bề mặt nứt nẻ, lồi lõm cần được sửa chữa trước khi sử dụng sơn chống thấm. Nó cũng giúp định mức sơn của bạn chuẩn xác hơn, tăng cường khả năng chống thấm.
  • Xác định diện tích thi công sơn: Khi xác định được vị trí và diện tích bề mặt thi công sơn chống thấm. Bạn mới có thể đảm bảo tính toán chính xác lượng sơn cần thiết để sử dụng.
  • Định mức lớp sơn: Cần định mức lớp sơn cần thiết khi áp dụng lên bề mặt thi công. Định mức này thường liên quan đến độ dày của màng sơn và giúp đảm bảo được hiệu quả chống thấm tối ưu

4. Một thùng sơn chống thấm sử dụng được bao nhiêu m2

Mỗi loại sơn chống thấm sẽ có một định mức sơn riêng và hoàn toàn riêng biệt. Biết được một thùng sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m2 sẽ giúp cho cách tính sơn chống thấm của bạn chính xác hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng sơn  thực tế cần thiết có thể thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Định mức sơn chống thấm thường được sử dụng là Kg/m2 Thông thường, các dòng sơn sẽ có mức quy đổi 1 Lít sơn = 1.04 ~ 1.50 Kg. Điều này có nghĩa là 1 Kg sơn = 0,67 ~ 0,96 (Lít). Diện tích sơn được = Lượng sơn trong thùng / Định mức sơn (tỷ lệ pha trộn) Ví dụ: Nếu thùng sơn có khối lượng 10 lít và định mức sơn khuyến nghị là 1L/2m2 thì diện tích mà thùng sơn này có thể sơn được là: Diện tích sơn được=10 Lít/ (1 lít/2m2) = 20m2 Dưới đây là định mức một số loại sơn cho bạn tham khảo:

  • Sơn chống thấm pha xi măng được đóng gói 20kg với định mức sơn là: 4- 5m2/kg/2 lớp.
  • Sơn chống thấm dạng Silicat dạng thẩm thấu được đóng gói 5 lít/can (tương đương 6kg) với định mức là : 1.5-3m2/kg/2 lớp.
  • Sơn chống thấm Bitum được đóng gói 20kg với định mức là: 3- 4m2/kg/2 lớp.
  • Sơn chống thấm Polyurethane có định mức: 0,1- 0,4kg/m2.
  • Sơn gốc Epoxy có định mức: 8- 10m2/kg/2 lớp.

1 thùng sơn chống thấm được bao nhiêu m2?
1 thùng sơn chống thấm được bao nhiêu m2?
Trên đây chúng tôi đã cung cấp những mẹo giúp bạn tính lượng sơn chống thấm chuẩn xác nhất. Hãy áp dụng ngay cho công trình nhà mình nhé. Chúc bạn thành công! >> Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp chống thấm hố thang máy

Tags: