Mọi công trình đều cần tiến hành nghiệm thu sau khi hoàn thành để đánh giá chất lượng. Đối với công trình sơn tàu biển cũng vậy, bước nghiệm thu bề mặt rất quan trọng. Nhằm đánh giá khả năng chống rỉ và mức độ hoàn thiện của lớp sơn. Tiến hành nghiệm thu sơn tàu biển đúng quy cách sẽ đem lại nhiều lợi ích:
Đảm bảo màng sơn phủ đều, bám dính tốt: Bởi công trình tàu biển có diện tích thi công lớn, bề mặt kết cấu phức tạp. Đòi hỏi thợ sơn cần nghiệm thu lại một lần cuối phần bề mặt, trước khi bàn giao công trình
Nâng cao độ hoàn thiện các bề mặt: Quá trình nghiệm thu kỹ càng, giúp hoàn thiện tối đa các khu vực đã sơn. Lấp đầy các kẽ nứt, loại bỏ tình trạng sần sùi, nhăn màng sơn trên bề mặt tàu biển.
Tăng tính thẩm mỹ cho mặt tàu nhờ độ mịn của màng sơn và màu sắc sơn đều đẹp.
Đánh giá chất lượng các lớp sơn: Về độ khô, độ phẳng và độ bám dính giữa các màng sơn có đạt tiêu chuẩn không.
>> Xem thêm: Chọn sơn tàu biển đúng chuẩn để đạt hiệu quả tối ưu
2. Quy trình thực hiện nghiệm thu sơn tàu biển
2.1 Đối với công tác nghiệm thu
Nghiệm thu về vật liệu thi công: Đầu tiên, thực hiện kiểm tra kết cấu của sơn trong quá trình pha trộn theo hướng dẫn. Đảm bảo độ đặc, nhớt của sơn đạt chuẩn theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bạn nên tham khảo nội dung văn bản “TCVN 2092:2008 về Sơn và vecni – Xác định thời gian chảy bằng phễu chảy” (Đây là tiêu chuẩn màng sơn được quy định theo tiêu chuẩn quốc gia). Sau đó, nghiệm thu các công cụ thi công. Đánh giá độ mịn, đều của màng sơn. Kiểm tra độ khô của màng sơn, thời gian khô giữa các lớp sơn có đạt chuẩn hay không?
Tiêu chuẩn của bề mặt sơn: Bao gồm việc xác định độ dày màng sơn, độ mịn lớp sơn, có thể tham khảo qua văn bản “ISO 2808:2007 về Sơn và vecni – Xác định độ dày màng”. Qua đó, đánh giá độ dày và khả năng bám dính giữa các lớp sơn (Từ lớp lót đầu tiên cho đến lớp sơn phủ hoàn thiện).
Công tác nghiệm thu sơn tàu biển: Nghiệm thu tại nhà máy cần hoàn thành việc điền phiếu đánh giá về chất lượng của sản phẩm sơn. Bao gồm độ dính bám, độ dày các lớp sơn và các tiêu chuẩn kỹ thuật đi kèm. Nghiệm thu tại công trường là sản phẩm sơn phải đảm bảo đáp ứng được hai yêu cầu lớn. Thứ nhất, đạt yêu cầu về khả năng chống rỉ cho các loại vật liệu bề mặt. Thứ hai, là khả năng phủ đầy những khe nứt, vết rỗ trên bề mặt vật liệu của công trình.
2.2 Đối với công tác an toàn lao động
Quá trình nghiệm thu sơn tàu biển cũng cần phải quan tâm đến vấn đề an toàn lao động. Các quy định về đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng công trình hiện nay rất nghiêm ngặt. Chủ công trình phải trang bị các biện pháp bảo vệ an toàn cho người lao động, thợ thi công. Trong quá trình thi công, chuẩn bị đầy đủ công cụ bảo vệ như quần áo bảo hộ lao động, kính trắng bảo vệ mắt, mũ bảo hộ, mặt nạ bảo hộ,… Môi trường thi công phải khô ráo, thoáng khí, đầu tư các thiết bị làm mát, điều hòa không khí. Để tránh tồn đọng các hóa chất trong không khí, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân. Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp cấp cứu, xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn lao động. Tránh thi công sơn gần khu vực có nhiệt độ cao, đảm bảo các biện pháp phòng chống cháy nổ. Không để các dung môi, hợp chất sơn tiếp xúc với lửa, đề phòng hỏa hoạn. Trang bị đầy đủ các vật tư PCCC, bình cứu hỏa trong khu vực thi công công trình. Xây dựng các biện pháp ứng phó và xử lý kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra. Ngoài ra, công trường thi công trên biển cần có tàu, thuyền cứu hộ, phao cứu sinh để tránh xảy ra tai nạn. Thực hiện các bước thi công và nghiệm thu theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đảm bảo nghiệm thu đúng quy chuẩn để công trình sơn tàu biển đạt được hiệu quả tối đa.
3. Lưu ý trong quá trình nghiệm thu
Để thực hiện công tác nghiệm thu sơn tàu biển đạt hiệu quả đúng quy chuẩn. Chủ công trình cần lưu ý, chuẩn bị một số văn bản và giấy tờ cần thiết.
Có văn bản cam kết nghiệm thu đối với đơn vị thi công sơn tàu biển
Các bước thực hiện diễn ra theo trình tự, phải chi tiết và có biên bản nghiệm thu.
Quá trình thực hiện luôn cần người giám sát
Ghi chú dữ liệu về tiêu chuẩn vật liệu trong nghiệm thu.
Ký hợp đồng bảo hành công trình: Nhằm đảm bảo chất lượng của công trình theo cam kết trong hợp đồng, theo chính sách bảo hành.
Hy vọng nội dung bài viết mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn nắm được thông tin cơ bản về quá trình nghiệm thu sơn tàu biển. Hãy áp dụng vào thực tế để đạt hiệu quả bảo vệ tàu thuyền trên biển tối ưu nhất nhé!
Công ty Sơn JYMEC chính thức mở đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh khu vực: Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên. Mô tả công việc – Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm Sơn mang thương hiệu JYMEC. – Tìm […]
Sơn nhà màu xanh lá cây mang lại những lợi ích gì? Xanh lá cây là một trong những gam màu được ưa chuộng, sử dụng phổ biến trong không gian sống các ngôi nhà. Với tone màu mát mẻ sơn nhà màu xanh lá đem lại không gian sống gần gũi, cảm giác tươi […]
Những ai nên sơn nhà màu xanh ngọc Xanh ngọc là gam màu được kết hợp từ hai màu xanh lá dịu mát của thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và màu xanh dương êm ái của biển cả. Đây là màu sơn được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng cho không gian sống. […]