Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm là do đâu? Làm thế nào để nhận biết tình trạng nhà vệ sinh bị thấm? Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh, sika, keo chống thấm có hiệu quả không? Mỗi nguyên nhân thấm dột sẽ có cách xử lý khác nhau. Khi tìm được phương pháp phfu hợp nó giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức cũng như hạn chế tối đa tình trạng tái thấm dột.
Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Do thi công không đảm bảo: Ngay từ đầu khi thi công công trình nhà vệ sinh, công tác chống thấm không được chú trọng ngay từ đầu.
Do hệ thống ống nước gặp sự cố: Hệ thống đường ống nước bị nứt dẫn đến rò rỉ, nước chảy và thấm vào sàn nhà, chân tường.
Sàn nhà bị đọng nước: Nước sinh hoạt khi không kịp thoát và đọng lại dưới sàn. Nền bê tông tiếp xúc lâu ngày với nước trong khi mạch gạch không được trám kín có thể bị bong tróc và thấm dột trong quá trình sử dụng.
Kết cấu sàn nhà vệ sinh kém chất lượng: Quá trình thi công nhà vệ sinh sử dụng vật liệu kém chất lượng khiến kết cấu bê tông sàn bị sụt lún, thép đan sàn không đảm bảo.
Thấm dột từ mái nhà: Nhà vệ sinh có thể bị thấm từ sân thượng xuống. Nước mưa ngấm qua kết cấu mái, ngấm vào trần nhà, tường nhà dẫn đến tình trạng nhỏ giọt.
Công trình nhà vệ sinh quá cũ, xuống cấp: Trải qua thời gian dài sử dụng nhà vệ sinh bị xuống cấp.
2. Những dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột
Nhà vệ sinh và nhà tắm là công trình phụ tiếp xúc nhiều nhất với nước. Kể cả khi công trình khi đã được thi công chống thấm ngay từ đầu sau một thời gian bị hao mòn dẫn đến tình trạng thấm dột. Nhà vệ sinh bị thấm thường gây ra sự cố rò rỉ nước ở khu vực tường nhà hoặc sàn nhà. Nghiêm trọng hơn thậm chí hiện tượng thấm dột có thể xảy ra ở cả các căn phòng liền kề.
Một số dấu hiệu rõ rệt hơn để nhận biết nhà vệ sinh bị thấm:
Các tấm trần nhà bị ố vàng, xuất hiện các vết nước loang lổ
Sơn tường nhà bong tróc, xuất hiện các vết nấm mốc đen, rêu cáu
Sơn ẩm, ướt hoặc nhão phía bên trên trần nhà
Hiện tượng “trần nhà nhỏ giọt” hoặc sàn nhà “đổ mồ hôi”
Trong trường hợp khi hiện tượng thấm trở nên nghiêm trọng hơn, tường nhà và trần nhà có thể thấm ngược, lan ra bên ngoài.
Gạch ốp lát nhà vệ sinh xuống cấp, bị rạn nứt, đọng nước tạo môi trường cho vi khuẩn nấm mốc phát triển.
Nhà vệ sinh bị thấm có biểu hiện rõ nhất về mùi. Xuất hiện mùi khó chịu ngay khi bạn chưa thấy các vết nấm mốc trên tường hoặc nhà vệ sinh
>> Xem thêm: Lưu ý khi sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh chung cư bị thấm dột
3. Hậu quả nghiêm trọng khi nhà vệ sinh bị thấm
Thấm dột là nguyên nhân lớn nhất dẫn căn nhà của bạn bị xuống cấp. Nếu nhà vệ sinh nhà bạn bị thấm dột và chưa tìm được biện pháp xử lý kịp thời, để lâu sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu biểu như:
Thấm dột nhà vệ sinh tạo môi trường ẩm thấp, nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Nó tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào kết cấu công trình và gây ra nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Các công trình khi bị nước ngấm sẽ nhanh chóng bị xuống cấp, hư hại. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và xử lý triệt để, nấm mốc và nước có thể thấm qua các công trình khác.
Nhà vệ sinh bị thấm nước khiến xuất hiện nấm mốc, rêu cáu gây mất thẩm mỹ cho công trình.
Nước đọng dưới sàn và ngấm vào tường lâu ngày gây ra những mùi khó chịu.
Nếu bị thấm dột lâu ngày, các mảng vữa trên tường phồng rộp gây mất thẩm mỹ cao.
Nước cũng có thể thấm vào kết cấu tường. Từ đó, lan sang những thiết bị kê sát tường như bình nóng lạnh, đèn điện tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm.
4. Gợi ý cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả phổ biến hiện nay
4.1 Sơn chống thấm nhà vệ sinh
Sơn chống thấm là phương pháp phổ biến nhất hiện nay dùng để chống thấm cho nhà vệ sinh. Phương pháp này được thi công nhanh chóng, đơn giản và đem lại hiệu quả cao khi thi công. Tuy nhiên, nó phát huy công dụng chống thấm tối đa khi thi công đúng kỹ thuật và dựa vào tình trạng thấm dột của công trình.
Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC là dòng sơn chống thấm được đa số gia chủ tin dùng đem lại hiệu quả chống thấm vượt trội. Với công thức chống thấm tối ưu, ngăn ngừa vi khuẩn, màu sơn đa dạng. Sơn có thể khắc phục được tối đa các tình huống thấm dột, tạo kết cấu bền vững cho công trình của bạn.
4.2 Hạn chế thấm dột nhà vệ sinh bằng Sika
Sika là vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần đã được cải tiến. Sử dụng Sika chống thấm nhà vệ sinh đem lại khả năng thẩm thấu bề mặt cao. SIka giúp tiết kiệm thời gian thi công chông thấm. Phương pháp, kỹ thuật thi công đơn giản hơn so với một số biện pháp chống thấm khác.
4.3 Chống thấm bằng màng khò nóng
Màng khò nóng là vật liệu chống thấm hiệu quả cao. Nó đem lại tuổi thọ bền lâu cho công trình thi công. Khả năng chịu nhiệt cao, độ chống thấm nước tuyệt đối, màng chống thấm được sử dụng đem lại hiệu quả triệt để. Tuy nhiên, chống thấm với vật liệu màng khò cần được thực hiện bởi thợ thi công có kinh nghiệm và kỹ thuật đạt chuẩn mới có thể mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu nhất.
4.4 Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh
Keo chống thấm được sử dụng giúp chống thấm nhà vệ sinh. Nó mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng keo chống thấm để sửa chữa, trám bít những vết rạn nứt. Không nên sử dụng cho toàn bộ công tình bưởi nó có thể mất nhiều thời gian và không đem lại hiệu quả.
Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ cho bạn nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạ. Theo dõi ngay chúng tôi để thường xuyên cập nhật tin tức mới nhất nhé!
Công ty Sơn JYMEC chính thức mở đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh khu vực: Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên. Mô tả công việc – Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm Sơn mang thương hiệu JYMEC. – Tìm […]
Sơn nhà màu xanh lá cây mang lại những lợi ích gì? Xanh lá cây là một trong những gam màu được ưa chuộng, sử dụng phổ biến trong không gian sống các ngôi nhà. Với tone màu mát mẻ sơn nhà màu xanh lá đem lại không gian sống gần gũi, cảm giác tươi […]
Những ai nên sơn nhà màu xanh ngọc Xanh ngọc là gam màu được kết hợp từ hai màu xanh lá dịu mát của thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và màu xanh dương êm ái của biển cả. Đây là màu sơn được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng cho không gian sống. […]