asdfasfasf
13-06-2024
Nguyên tắc chống thấm cho nhà vệ sinh là gì? Trong quá trình thi công chống thấm cần chú ý tới điều gì để mang lại hiệu quả tốt nhất? Các vật liệu chống thấm như: sơn chống thấm nhà vệ sinh, sika, màng khò hiệu quả không?
Chống thấm nhà vệ sinh là công đoạn vô cùng quan trọng với các công trình nhà ở hiện nay. Các hạng mục vật tư được sử dụng để thi công chống thấm nhà vệ sinh cung vì đó mà có rất nhiều và đa dạng. Mỗi vật liệu chống thấm đều có độ tương thích khác nhau và những ưu nhược điểm tuỳ vào từng tính chất của công trình thi công. Chính vì vậy, việc chọn lựa vật liệu thi công chính là yếu tố vô cùng quan trọng và là nguyên tắc tất yếu trong thi công chống thấm nhà vệ sinh.
Trên thị trường hiện nay có hai vật liệu thi công chống thấm thông dụng và phổ biến nhất có thể kể đến đó chính là vật liệu chống thấm Sika và màng chống thấm. Tùy vào tính chất của mỗi công trình mà hai vật liệu này được lựa chọn và sử dụng thi công hợp lý.
Kỹ thuật thi công chống thấm là yếu tố vô cùng quan trọng trong thi công. Nếu thợ thi công thi công sai kỹ thuật khiến cho hiệu quả của vật liệu thi công không tốt. Làm giảm tuổi thọ công trình và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho công trình xuống cấp nhanh hơn.
Có kỹ thuật thi công chống thấm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay đó chính là thi công chống thấm thuận và chống thấm nghịch. Đối với công trình nhà vệ sinh, thông thường chúng ta chỉ xử lý việc thấm nước ra bên ngoài nên chính vì vậy mà phương pháp chống thấm thuận là phương pháp hiệu quả nhất.
Trên thực tế, khu vực nhà vệ sinh là khu vực không có tính chất tiếp xúc với nắng mưa. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà vệ sinh sẽ không phải chịu các tác động từ bên ngoài. Để tiến độ thi công chống thấm được hoàn thành nhanh nhất và đạt hiệu quả thi công cao, tốt nhất, bạn nên thi công chống thấm nhà vệ sinh vào những thời điểm có điều kiện thời tiết nắng ráo.
>> Xem thêm: Chống thấm nhà ở tối ưu không gian mái ấm nhà bạn
Để thi công chống thấm nhà vệ sinh an toàn, hiệu quả tối ưu nhất, công đoạn chuẩn bị, kiểm tra tình trạng là điều rất quan trọng. Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng những hạng mục dưới đây giúp đảm bảo công đoạn thi công chống thấm nhà vệ sinh được phát huy và hiệu quả tốt nhất.
Cống thoát nước sàn là một trong những khu vực có thể dễ dàng xảy ra tình trạng thấm dột nhất. Trong quá trình thi công chống thấm, nếu như phần miệng cống thoát nước không được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ khiến xảy ra các hiện tượng tách lớp và co ngót dẫn đến cổ ống bị thấm nước.
Đường ống nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột cho ngôi nhà của bạn.Nếu như các hệ thống đường ống nước bị rò rỉ sẽ khiến cho nước bị tràn ra sàn nhà và động lạ thấm vào trong kết cấu gạch nền. Lâu ngày với lượng ơcs ứ đọng sẽ dẫn đến tình trạng gạch nền bị bong tróc.
Hầu hết các công trình nhà ở hiện nay đều được thi công ốp sàn bằng gạch nát. Nếu như bề mặt sàn nhà của bạn được thi công ốp gạch không đạt đủ tiêu chuẩn. Bề mặt sàn bị dốc sẽ khiến cho nước sinh hoạt không thoát được gây nên tình trạng đọng nước, thấm dột.
Bề mặt tường và trần nhà là những nơi chịu nhiều nhất ảnh hưởng bởi các tác nhân gây thấm dột như mưa, rạn nứt, các tác động cơ học của con người. Việc kiểm tr tiêu chuẩn bề mặt của trần và sàn nhà vệ sinh là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần đảm bảo các khu vực này đạt chất lượng tốt, có đủ khả năng chống lại các tác nhân gây thấm dột và xử lý luôn nếu xuất hiện tình trạng rạn nứt bề mặt.
Sử dụng màng chống thấm thi công chống thấm nhà vệ sinh giúp mang lại hiệu quả triệt để. Từ đó kéo dài tuổi thọ công trình thi công, tối ưu, tiết kiệm chi phí thi công. Chính vì vậy, đây là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình chống thấm.
Phương pháp chống thấm bằng màng chống thấm được chia làm hai loại: màng tự dính và màng khò nóng.
Quy trình thi công chống thấm bằng màng tự dính
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Tiến hàng vệ sinh và xử lý các bụi bẩn, các vết trám cũng như các vểt rạn nứt.
Bước 2: Thi công quét lớp sơn tạo dính Primer
Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu công trình
Quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Bước 2: Sử dụng khò khí gas làm nóng bề mặt sàn
Bước 3: Thi công quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn nhà
Bước 4: Sử dụng máy khò nóng khò chảy lớp dính trên màng chống thấm và lăn cho màng được bám dính chắc chắn trên bề mặt thi công.
Bước 5 Trần lớp xi măng cát lên bề mặt giúp bảo vệ lớp màng chống thấm được bền bỉ.
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu công trình
Sika là vật liệu chống thấm hiệu quả và tối ưu. Là giải pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh được hầu hết các công trình thi công.
Chuẩn bị vật liệu: Chuẩn bị vật liệu chống thấm Sika như Sika Latex, vữa không co ngót Sika…
Quy trình thi công chống thấm:
Bước 1: Vệ sinh, xử lý bề mặt thi công
Bước 2: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn
Bước 3: Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp Sika hoặc Sika Latex
Bước 4: Thi công lớp sơn lót chống thấm
Bước 5: Thi công quét lớp thi công chống thấm Sika
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu công trình
Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ cho bạn nguyên tắc chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bạn nên biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn và giúp bạn thi công bảo vệ tốt nhất công trình của mình.
Tags: