asdfasfasf
13-06-2024
Nhà vệ sinh là một bộ phận quan trọng của ngôi nhà và được rất nhiều người quan tâm. Bạn đã biết nên sắp xếp như thế nào cho hợp lý chưa ?
Trong phong thủy, nhà vệ sinh là nơi không được sạch sẽ. Đây là nơi có nhiều uế khí, do đó không nên đặt ở giữa nhà. Vị trí thích hợp đặt nhà vệ sinh là các góc hoặc một phía của bên nhà. Hướng của nhà vệ sinh nên đặt về các hướng xấu. Đối với những mảnh đất không được vuông vức thì có thể đặt nhà vệ sinh ở các chỗ lồi ra, hoặc khuyết để tạo sự cân bằng.
Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nhà vệ sinh là phải thuận tiện, dễ sử dụng, dễ tìm thấy. Vị trí nhà vệ sinh nên tránh đặt trên các phòng quan trọng như phòng bếp, phòng thờ thay vào đó có thể đặt trên các phòng phụ như nhà kho, nhà để xe. Ngoài ra, nếu nhà có nhiều tầng thì phòng vệ sinh nên đặt thẳng nhau. Việc này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp thuận tiện trong việc lắp đặt hệ thống nước hay sửa chữa sau này.
Ngoài ra, nếu nhà vệ sinh đặt trong phòng riêng nên đặt gần cửa ra vào hoặc tủ quần áo để tiện sử dụng. Tránh đặt nhà vệ sinh ở gần đầu giường. Nếu tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh thì đây chỉ nên là nhà vệ sinh phụ.
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng nhà vệ sinh không được bỏ lỡ đó là chống thấm. Do nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, dễ bị thấm dột và nấm mốc nên cần phải thực hiện chống thấm nhà vệ sinh. Bạn cần chú ý thực hiện chống thấm ở một số vị trí quan trọng như sàn, trần, chân tường nhà vệ sinh. Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng thấm nước, sàn nên được thiết kế sao cho thoát nước tốt. Đặc biệt, khi thiết kế sàn nhà vệ sinh phải thấp hơn so với bên ngoài và có gờ để nước không tràn ra không gian khác.
Hệ thống kỹ thuật là bộ phận cần thiết và quan trọng của nhà vệ sinh. Các đường ống nhà vệ sinh nên được thiết kế chôn trong tường, sàn. Do đó, cần sử dụng những loại ống có chất lượng tốt, bền lâu. Các đường ống nên được thiết kế khoa học, dễ dàng sửa chữa nếu xảy ra sự cố.
Hệ thống thiết bị điện cũng cần đảm bảo an toàn khi sử dụng. Vì nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt nên nếu có rò rỉ, chập cháy điện rất nguy hiểm. Đèn sử dụng cho nhà vệ sinh nên là các loại đèn kính để tránh hơi nước bốc lên gây chập điện, nguy hiểm cho người sử dụng.
>> Mách bạn: Sơn chống thấm cho nhà vệ sinh JYMEC – Sản phẩm được nhiều gia đình tin dùng
Một nhà vệ sinh thông thường phải đảm bảo 3 chức năng là rửa, tắm và xí. Trong các thiết kế nhà vệ sinh trước đây thường tách riêng tắm rửa và xí. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều thiết kế nhà vệ sinh tích hợp hết cả 3 chức năng nhưng vẫn có thể phân biệt khu khô (rửa và xí) với khu ướt ( tắm).
Nếu là phòng tắm các thiết bị được bố trí theo chuỗi dài có chiều dài khoảng 2,7-3m, rộng 1,4-1,5m. Lấy phòng tắm hình vuông làm ví dụ, thiết bị được bố trí ở ba góc, một góc là cửa, mỗi bên trung bình khoảng 2 mét. Phân chia chức năng hợp lý không chỉ tạo thuận lợi cho sinh hoạt mà còn thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kỹ thuật nhà vệ sinh.
>> Xem thêm: Chi phí xây dựng nhà vệ sinh hết bao nhiêu tiền?
Các thiết bị nhà vệ sinh nên lựa chọn dựa theo nhu cầu, diện tích, ngân sách. Các thiết bị nhà vệ sinh lên liên quan đến các khu vực rửa, xí và tắm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị nhà vệ sinh với mức giá khác nhau. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn được các thiết bị nhà vệ sinh phù hợp. Lựa chọn các thiết bị vệ sinh lên được lên kế hoạch từ khi thiết kế để có giải pháp thi công phù hợp.
Một trong những nguyên tắc khi thiết kế nhà vệ sinh rất được chú ý đó là độ thông thoáng. Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt và dễ có mùi, do đó cần sự thông thoáng để tạo sự dễ chịu, thoải mái khi sử dụng. Tốt nhất là nhà vệ sinh nên lưu thông với không khí bên ngoài, có thể thiết kế cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên và thông thoáng hơn.
Với những nhà vệ sinh bị hạn chế về không gian và không thông thoáng, có thể sử dụng giếng trời hoặc khe kỹ thuật thông gió trên mái. Cửa thông gió nên được đặt sau lưng xí, tường nhà tắm hoặc kế bên chậu rửa. Nếu nhà có bồn tắm thì nên đặt cửa sổ thông thoáng ở đấy để tạo cảm giác thoải mái, không bị bí bách.
Trường hợp nhà vệ sinh không được thông thoáng, nhất định phải đặt thông gió để không khí được lưu thông tốt.
Để nhà vệ sinh được thuận tiện, tính thẩm mỹ cao, kích thước có thể dựa theo nhân trắc học. Tuy nhiên đối với nhà ở thông thường, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh theo chiều cao và thói quen sử dụng của gia đình.
Các thiết bị nhà vệ sinh có kích thước tiêu chuẩn khác nhau nên khi lắp đặt cần chú ý.
Một nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nhà vệ sinh là vật liệu trang trí phải bền lâu. Lựa chọn các vật liệu có thể chịu được nước, ẩm và nhiệt. Gạch ốp cần có khả năng chống thấm, chống trơn trượt hiệu quả. Nhà vệ sinh nên lựa chọn những loại gạch sáng màu, tạo cảm giác sạch sẽ, thông thoáng và dễ vệ sinh.
Nếu sử dụng trần thạch cao thì phải có khả năng chống thấm tốt. Tránh dùng các đồ vật bằng gỗ cho khu ướt vì tiếp xúc nhiều với nước dễ bị ẩm mốc. Ngoài ra, có thể sử dụng một số chất liệu khác cho nhà vệ sinh như kính, kim loại không rỉ, nhựa cao cấp,…
Nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh là vật liệu trang trí và hoàn thiện
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nhà vệ sinh. Hy vọng những phong tin này sẽ hữu cho bạn trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh. Tạo nên không gian sống hoàn hảo và thoải mái nhất.
Tags: