Sơn Epoxy gốc nước và những thông tin bạn cần biết

Sơn nền nhà xưởng là dòng sơn chuyên dành cho sàn nhà khu công nghiệp. Dòng sơn này tùy thuộc vào công dụng và mặt bằng thi công mà được chia làm nhiều loại có sơn Epoxy gốc dầu, sơn Epoxy gốc nước, sơn Epoxy không dung môi. Nhưng loại sơn an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là sơn Epoxy gốc nước. Tại sao nó lại là dòng sơn được ưa chuộng và sử dụng nhiều đến vậy? Bạn hãy đọc bài viết” Những điều cần biết về sơn Epoxy gốc nước” của chúng tôi dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

1. Sơn epoxy gốc nước là gì?

Sơn Epoxy gốc nước là loại sơn dùng nước làm dung môi pha sơn, , chuyên dùng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt. Loại sơn gốc nước này khi pha trộn và sử dụng không gây ra mùi khó chịu, không độc hại, rất thân thiện với môi trường cũng như người dùng, độ an toàn cao. Do vậy mà nó được lựa chọn nhiều hơn sơn Epoxy gốc dầu và đang là sản phẩm được lựa chọn và sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Sơn Epoxy gốc nước bao gồm: sơn lót epoxy gốc nước và sơn phủ epoxy gốc nước được sử dụng phổ biến trong việc bảo vệ các sàn nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng sạch, các xí nghiệp hay các tòa nhà văn phòng,…

Sơn Epoxy gốc nước
Sàn nhà xưởng được thi công sơn epoxy gốc nước

2. Uu điểm nổi bật của sơn Epoxy gốc nước

Được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình công nghiệp vì nó có nhiều ưu điểm. Những ưu điểm đó chính là:

  • Do đây là dòng sơn gốc nước nên nó rất thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho con người. Không độc hại như sơn gốc dầu mức an toàn và đạt tiêu chuẩn VOCs không gây ảnh hưởng đến môi trường lẫn người thi công, thân thiện với môi trường, nên nhà ăn công nghiệp hay bệnh viện…thường dùng sơn Epoxy gốc nước này.
  • Môi trường thi công sơn Epoxy gốc dầu đa dạng, có thể thi công khi môi trường có độ ẩm cao. Trong khi sơn gốc dầu thì không thể thi công trong môi trường độ ẩm cao vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng đóng rắn.
  • Sơn Epoxy gốc nước có khả năng khô trong môi trường ẩm ướt. Đây là đặc điểm vượt bậc của ngành sơn sàn công nghiệp, do đó nó có thể thi công trên nhiều công trình có độ khó cao như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê tông các công trình thủy điện,…
  • Không chỉ ứng dụng trong công nghiệp mà còn ứng dụng trong các công trình nhà ở 
  • Có nhiều cải tiến hơn với những loại sơn trước đây, quá trình bay hơi và phản ứng hoá học khi trộn xảy ra nhanh nên có thể hạn chế được sự cố
  • Có tuổi đời sử dụng dài, có khả năng khô nhanh trong thời gian ẩm
  • Dễ dàng vệ sinh, chống bám bụi tốt
  • Có khả năng chịu tác động của ngoại lực và chịu được lực tốt
  • Chống trơn trượt, chống thấm, chống cháy tốt

>> Xem thêm: Bảng giá sơn Epoxy 2 thành phần JYMEC

3. Tại sao sơn Epoxy gốc nước đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Độ an toàn cao: không gây ra mùi độc hại, không sử dụng các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân…nên an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Sơn Epoxy gốc nước tạo độ bóng mờ: khác với dòng sơn epoxy gốc dầu, loại sơn này cấu tạo khác nhau về hóa học và sử dụng dung môi là nước, nên tạo màu sắc bóng mờ theo trường phái cổ điển, không quá sáng bóng nhưng vẫn mang lại điểm nhấn và sự hài hòa. Điều này bạn có thể thấy tại các bệnh viện, xưởng sản xuất dược phẩm,… Sơn được trên môi trường có độ ẩm cao: Kể cả những khu vực tường có độ ẩm 10% sơn vẫn đóng rắn tốt. trong khi đó sơn epoxy hệ dầu sàn nhà phải có độ ẩm dưới 5%.

4. Quy trình thi công

Để thi công sơn epoxy thành công, đúng quy trình bạn cần thực hiện những bước sau: Bước 1: Xử lý sàn bằng cách dùng máy mài mài mịn sàn. Chú ý đến những bề mặt sàn gồ ghề để xử lý cho sàn mịn màng. Bước 2: Vệ sinh sàn sau khi xử lý để loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt sàn. Khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn có thể bám sơn tốt hơn. Bước 3: Sử dụng sơn loys để làm lớp đầu tiên nhằm tạo độ cứng cho bề mặt sàn đồng thời có thể tạo độ kết nối trung gian giữa mặt sàn với lớp sơn Bước 4: Kiểm tra và xử lý các lớp sơn lỗi trên bề mặt sàn.  Bước 5: Thi công lớp sơn thứ nhất. Pha sơn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất trên bao bì. Khuấy đều tay để lớp sơn được đều và lên màu đẹp. Sơn theo chiều từ trái sang phải, từ ngoài vào trong để cho lớp sơn phủ trên bề mặt sàn một cách tốt nhất, không bị cộm, không bị vón cục. Bước 6: Đợi lớp sơn thứ nhất khô sau đó thi công lớp sơn thứ hai tương tự như lớp sơn thứ nhất. Bước 7: đánh ráp để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt sàn Bước 8: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.

5. Mua sơn Epoxy chất lượng tốt ở đâu

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những điều cần biết về sơn Epoxy gốc nước. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về dòng sơn Epoxy gốc nước này.

Sơn Epoxy JYMEC
Sản phẩm sơn Epoxy của JYMEC
Hiện nay để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ đầu tư thi công và các chủ nhà xưởng, công ty cổ phần sơn JYMEC Việt Nam đã sản xuất ra dòng sơn Epoxy hai thành phần chất lượng cao, có khả năng bảo vệ bề mặt tối ưu, độ cứng cao nên chịu được ma sát tốt chống trơn trượt, độ bền tốt, chịu được tải trọng lớn, chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C. Khả năng chịu kiềm hóa tốt, chống nấm mốc, chống bám bụi bẩn nhờ đó mà bề mặt sàn luôn sạch sẽ, bóng mịn. Đây là dòng sơn có độ bền màu cao, dễ thi công mà giá cả lại hợp lý, lựa chọn sơn Epoxy JYMEC sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy liên hệ với các đại lý sơn JYMEC chính hãng để được tư vấn và phục vụ tốt nhất nhé. >> Có thể bạn quan tâm: Sơn Epoxy hệ lăn và hệ tự san phẳng khác nhau như thế nào?

Tags: