Lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh bạn cần biết

Chống thấm nhà vệ sinh là một hạng mục quan trọng và cần phải làm ngay từ đầu. Do đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước nên việc chống thấm cũng trở nên khó khăn hơn so với những hạng mục khác. Có những lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

những lưu ý trước khi chống thấm nhà vệ sinh

1. Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi có độ ẩm cao. Đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và các hóa chất tẩy rửa. Vì vậy, chất lượng công trình đi xuống nhanh hơn so với những nơi khác trong nhà. Nếu không được chống thấm ngay từ đầu thì việc nhà vệ sinh bị thấm nước, rạn nứt hay nấm mốc rất dễ xảy ra.

Về lâu dài, nó sẽ gây nên tình trạng như thấm trần nhà; thấm tường; thấm sàn;… Từ đó gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà, khiến công trình nhanh xuống cấp hơn.Chưa kể đến việc nhà vệ sinh bị thấm dột tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây bất tiện trong sinh hoạt. Thấm dột cũng gây mất thẩm mỹ, nếu bị thấm dột lâu ngày sẽ bị lây sang các nơi khác. Ngoài ra để khắc phục hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh cũng gây mất thời gian, công sức và tiền bạc.

những lưu ý trước khi chống thấm nhà vệ sinh hình 2

>> Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất 2023

2. Dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh đang bị thấm dột

Như đã biết, thấm dột nhà vệ sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ cũng như cuộc sống sinh hoạt chung của cả gia đình. Việc kiểm tra và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm dột giúp bạn có thể khắc phục kịp thời, bảo vệ công trình nhà vệ sinh nhà mình. Các dấu hiệu thấm dột có thể thể hiện rõ hoặc  diễn ra âm ỉ bên trong công trình. Bạn cần tiến hàng kiểm tra thường xuyên, nhận biết dấu hiệu bị thấm như:

  • Tường nhà, trần nhà vệ sinh có hiện tượng bị ẩm mốc, có nước rò rỉ ra ngoài. 
  • Các vết nấm mốc, loang lổ xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
  • Gạch lát nền nhà vệ sinh bị xỉn màu, xuống cấp. Các vết ron bị bong ra khiến nước bị ứ đọng và thấm vào kết cấu sàn.
  • Dấu hiệu nhận biết có thể phát hiện bằng khứu giác khi nhà vệ sinh bị bốc mùi hôi, mùi ẩm mốc. Có thể nguyên nhân gây ra mùi này là do nhà vệ sinh bị rò rỉ hoặc do ẩm mốc, nước đọng lâu ngày.
  • Các thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen hoặc bồn chứa nước…

Trên thực tế, những dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm dột này có thể dễ dàng phát hiện qua mắt nhìn. Chúng ta có thể phát hiện sớm các dấu hiệu và kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục, xử lý phù hợp.

3. Những điều cần lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh

3.1. Đánh giá và kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh

Để xử lý được triệt để tình trạng thấm dột nhà vệ sinh bạn cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình, những nơi dễ phát sinh vấn đề như là:

  • Cống thoát nước trên mặt sàn: Đây được coi là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Trong quá trình thi công nếu thợ làm không cẩn thận sẽ dễ khiến nước ngấm thông qua miệng cống. Sau đó từ miếng cống ngấm vào mạch công trình và ngấm nước trở lại mặt sàn.
  • Mặt sàn nhà vệ sinh: Nguyên nhân có thể là do gạch lát sàn nhà vệ sinh không kín cùng với độ dốc sàn không đảm bảo sẽ khiến nước không thể thoát nhanh được. Chính vì thế, nước sẽ đọng lại mặt sàn, ngấm xuống mạch công trình gây úng nước, lâu ngày sẽ gây hiện tượng thấm dột.
  • Hệ thống đường ống: Nếu đường ống nước nhà bạn bị vỡ, nứt sẽ gây ra rò rỉ nước. Đây được coi là nguyên nhân và cũng là vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm dột nhất.
  • Nước mưa: Nước mưa có thể ngấm qua chân tưởng rồi ngấm dần vào bên trong. Nếu mưa nhỏ thì có thể không bị ngấm. Vào mùa mưa, mưa nhiều trong thời gian dài thì việc công trình ngấm nước mưa rất dễ xảy ra. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến độ an toàn và độ bền của toàn bộ công trình chứ không chỉ có nhà vệ sinh.

>> Có thể bạn quan tâm: Mua sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất ở đâu?

3.2. Vệ sinh và xử lý bề mặt trước khi tiến hành chống thấm

Vệ sinh bề mặt sàn sạch sẽ là điều cần làm trước tiên. Bạn cần tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng… Vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt sàn nhà vệ sinh trước khi sang bước tiếp theo.

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  • Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm.
  • Quanh miệng các cổ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt thiết bị), lắp đặt thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
  • Nếu sàn bê tông là sàn lệch (khu WC), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
  • Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bong tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.

3.3. Xử lý cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh

Các bước xử lý cổ ống xuyên sàn:

  • Đầu tiên bạn cần phải bơm keo bọt để tạo đế xung quanh cổ ống với độ dày khoảng 2 đến 4cm
  • Sau đó cuốn băng cao su trương nở quanh cổ ống.
  • Tiến hành rót vữa không co ngót đến khi gần đầy.
  • Tiếp theo lấy que sắt để nhồi vữa xung quanh cổ ống.
  • Rồi tiến hành quét lớp phủ quanh khu vực ống kỹ thuật bằng vật liệu chống thấm.
  • Tiếp đó bạn cần phải dán lưới gia cường xung quanh cổ ống.
  • Cuối cùng quét lớp phủ tiếp theo lên phần lưới và cổ ống kỹ thuật xuyên sàn
Cần lưu ý tới cổ ống xuyên sàn khi chống thấm nhà vệ sinh
Cần lưu ý tới cổ ống xuyên sàn khi chống thấm nhà vệ sinh

3.4 Cân nhắc tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm là điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý trước khi thi công cho nhà vệ sinh. Mỗi vật liệu chống thấm đều có những công dụng, hiệu quả và tiêu chuẩn riêng. 

Một số tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm:

  • Vật liệu có độ bám dính tốt trên nhiều bề mặt: bê tông, vữa xây, gỗ, đá hoặc đất nung.
  • Các chất chống thấm dạng lỏng cần có độ dẻo dai và đàn hồi.
  • Khả năng kháng axit tốt, kháng kiếm,  chống nước hiệu quả và trơ với các phản ứng hoá học.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm tốt, không chứa chất độc hại.

3.5 Xác định cách chống thấm cho nhà vệ sinh phù hợp nhất

Hiện nay có rất nhiều cách chống thấm cho nhà vệ sinh, tùy vào mức độ và vị trí thấm dột bạn có thể xác định được cách chống thấm phù hợp cho nhà mình. Ngoài ra, bạn có thể nhận tư vấn từ những đơn vị chuyên xử lý chống thấm. Việc này sẽ giúp đảm bảo quá trình chống thấm diễn ra tốt nhất, mang lại hiệu quả cao.

Nếu phát hiện nhà mình xảy ra hiện tượng thấm dột thì nên tìm cách để sửa chữa ngay. Không nên để lâu ngày dẫn đến tình trạng thấm dột trở nên nghiêm trọng hơn và lan sang các phòng khác. Bởi nó có thể khiến chi phí sửa chữa tăng và làm mất thời gian của bạn. Đồng thời, nó còn đe dọa đến sự an toàn và tính bền vững của toàn bộ ngôi nhà; gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho các thành viên trong gia đình.

Trên đây là những lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh bạn cần quan tâm. Huy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên để lại những thắc mắc của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả

Tags: