asdfasfasf
13-06-2024
Mái nhà là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, không chỉ đảm bảo được chức năng bảo vệ cho gia đình bạn khỏi các tác động từ bên ngoài như nắng, mưa, bão,.. nó còn thể hiện được tính thẩm mỹ của ngoại thất, cũng như giá trị toàn bộ căn nhà. Khi nhắc đến chất liệu của mái nhà, không thể không nhắc tới ngói – một chất liệu cho mái nhà quen thuộc với chúng ta từ xưa đến nay. Với tính ứng dụng cao cho nhiều loại nhà khác nhau, trong đó có cả biệt thự. Vậy, có những lưu ý khi thi công mái ngói cho biệt thự nào mà bạn cần nắm rõ trước khi thi công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trước khi tìm hiểu về những lưu ý khi thi công mái ngói cho biệt thự, chúng ta cần biết được tại sao có rất nhiều chủ nhà lại chọn mái ngói để thi công cho biệt thự nhà mình. Yếu tố đầu tiên là về vẻ đẹp mà chất liệu này mang lại cho căn biệt thự. Lợp mái ngói sẽ đem lại cho biệt thự nhà bạn một vẻ đẹp trang nhã, tinh tế và rất sang trọng. Bên cạnh đó, nó còn có hiệu quả cao trong việc điều hòa không khí của toàn bộ căn nhà, với đặc tính chống nóng, chống ẩm hiệu quả, chống chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ bên ngoài, mái ngói đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các chủ nhà khi tìm kiếm chất liệu để lợp cho biệt thự nhà mình. Mặt khác gói cũng có độ bền rất cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài, giúp giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì mái nhà hằng năm của nhiều hộ gia đình.
Một trong những điều mà bạn cũng cần lưu ý trước khi thi công mái ngói cho biệt thự chính là tìm hiểu về các kiểu kết cấu mái hiện nay. Mái ngói được áp dụng cho các công trình xây dựng nhà ở và biệt thự hiện nay phổ biến theo 2 kiểu kết cấu: Một là sử dụng hệ khung kèo thép mạ kẽm, gỗ hoặc sắt và hai là đổ bê tông sau đó dán ngói.
Xem thêm: Những lưu ý khi thi công mái thái cần nhớ cho mọi công trình
Về độ dốc mái, với kết cấu sử dụng khung kèo thép mạ kẽm, sắt hoặc gỗ thì độ dốc yêu cầu tối thiểu là 35 độ, tối ưu là 40 độ, nếu độ dài của mái lớn hơn 6m, bạn nên cân nhắc tăng thêm độ dốc lên khoảng 45 – 50 độ để độ thoát nước được đảm bảo tốt nhất. Với kiểu kết cấu mái bê tông rồi dán ngói, bạn nên giữ cho độ dốc mái tối thiểu trong khoảng 30 độ. Cần thi công lợp mái theo đúng kỹ thuật để tránh gây ra hiện tượng thấm dột. Lưu ý khi thi công mái ngói này bao gồm cả thi công khung kèo và lợp ngói đều yêu cầu đúng kỹ thuật. Bạn cần tìm hiểu cách thi công đúng với những mẫu mã ngoái, chất liệu khác nhau trước khi tiến hành thi công, đồng thời, lựa chọn những thợ thi công có kinh nghiệm và kỹ thuật thi công tốt. Nếu bạn lợp mái ngói theo kiểu mái thái thì cần đặc biệt chú ý tới sự đan xen trên mái, bởi đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng thấm dột tại các vị trí giao thoa của ngói. Vì vậy, khi thi công mái ngói kiểu thái, bạn cần lưu ý cả quá trình lắp đặt máng xối nước sao cho đạt tiêu chuẩn để tránh hậu quả thấm dột về sau. Lưu ý khi thi công mái ngói tiếp theo bạn cần lưu ý nữa chính là về hiện tượng thấm dột ở vị trí tiếp giáp của mái ngói với tường. Cuối cùng là hiện tượng tốc ngói, nứt, vỡ ngói. Điều này thường xảy ra trên các kết cấu bê tông dán ngói, đi kèm đó là các hiện tượng như co ngót, giãn nở vật liệu do nhiệt độ, thời tiết tác động. Cách khắc phục hiệu quả nhất mà bạn cần lưu ý trong trường hợp này là lợp ngói trên kết cấu khung giàn thép của mái bê tông dốc. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về những lưu ý khi thi công mái ngói biệt thự. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn hoàn thiện mái ngói nhà mình một cách hoàn hảo nhất.
Bài viết nổi bật: Bảng giá sơn ngoại thất mới nhất, được cập nhật thường xuyên
Tags: