asdfasfasf
13-06-2024
Mẫu nhà ống là sự lựa chọn lý tưởng cho những ngôi nhà ở nơi phố xá đông đúc. Do diện tích hạn chế nên việc thiết kế nhà ống sao cho thoáng đãng cũng không hề đơn giản. Để có được một ngôi nhà hoàn hảo, kiến trúc sư cũng như gia chủ cần xem xét đến nhiều yếu tố như kết cấu, kiểu dáng, tính thực dụng … thậm chí là cảnh quan xung quanh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những lưu ý quan trọng để thiết kế nhà ống đẹp dưới đây để có một không gian sống thoải mái và tiện nghi nhất nhé!
Các ngôi nhà ống trên thành phố thường bố trí san sát nhau nên việc thiết kế đôi khi cũng phải “nhìn trước ngó sau” để không làm ảnh hưởng xấu đến hàng xóm.Vì thế, phải cân nhắc yếu tố hài hòa với cảnh quan xung quanh để xây dựng môi trường sống thân thiện, và hạn chế được những sự cố cho chính nhà mình như nứt tường, thấm nước qua tường,…
Ngôi nhà của bạn cũng nên hài hòa với cảnh quan kiến trúc xung quanh, không nhất thiết phải sơn ngoại thất hay thiết kế giống hệt nhà hàng xóm mà chỉ không nên sử dụng màu sắc quá chói, thiết kế quá cầu kỳ, phá cách…. Đồng thời, gia chủ cần tuân thủ các quy định xây dựng, kiến trúc cụ thể tại từng địa phương, khu vực (nếu có).
Với thiết kế chồng tầng, hẹp nên vấn đề thông gió, lấy sáng tự nhiên được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, khi thiết kế nhà ống, kiến trúc sư thường lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước.
Việc xây giếng trời sẽ giúp thu hút sinh khí cho các phòng còn lại, tránh bí bách, tiết kiệm năng lượng điện chiếu sáng. Để chống mưa tạt và thấm dột ở khu vực giếng trời, gia chủ có thể sử dụng các vật liệu như tấm lợp polycarbonate với khoảng vượt của mái được tính toán cẩn thận sao cho mưa không tạt vào nhà.
>> Xem thêm: Tips thiết kế chung cư tối ưu tiện ích nhất
Để căn nhà của bạn được hài hòa và đẹp mắt trước khi xây. Bạn nên phân định các chức năng trong nhà rõ ràng. Sau đó trao đổi với các trúc sư để bố trí phù hợp với nhu cầu và diện tích đất xây dựng.
Do nhà ống thường có chiều ngang rất hẹp (3-5m) vì vậy việc ngăn chia các phòng chức năng làm cho các phòng ở khu vực giữa thường ngột ngạt do thiếu sáng, thiếu gió vì vậy giải pháp kiến trúc lệch tầng hoặc dùng vách ngăn nhẹ rất khả thi. Nhà lệch tầng sẽ có nhiều ánh sáng và thông thoáng hơn nhưng vẫn tận dụng được các không gian.
Bạn nên trao đổi với kiến trúc sư về ý tưởng thiết kế, mục đích sử dụng của ngôi nhà. Điều này sẽ tránh sự thay đổi quá nhiều trong thiết kế, không làm mất thời gian của 2 bên.
Rất nhiều gia đình do không có lập trường về kiểu nhà mong muốn. Chưa tính toán kỹ dẫn đến thay đổi phương án thiết kế đột ngột làm chậm tiến trình thi công của chính họ trong khi cái đích đạt được không như mong muốn. Hoặc khách hàng vì nhìn thấy một ngôi nhà ống nào đó và mong muốn sao chép lại. Quên đi sự hài hòa, nhất quán với bên trong và bên ngoài nên càng bế tắc. Cuối cùng lại chịu hậu quả căn nhà gò bó, chật chội, không thoải mái khi dọn về sống.
>> Có thể bạn quan tâm: Bảng màu sơn ngoại thất JYMEC mới nhất
Khi thiết kế nhà ống bạn cần phải hết sức lưu ý đến lối thoát hiểm, đây là hạng mục cần được đặc biệt quan tâm. Rất nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm đã xảy ra, gây thiệt hại về người và của do nhà ống không có lối thoát hiểm hoặc lối thoát hiểm bố trí chưa hợp lý.
Ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế, kiến trúc sư và chủ nhà nên thống nhất với nhau về phương án thiết kế lối thoát hiểm. Thường sẽ có lối thoát hiểm chính và lối thoát hiểm dự phòng. Trong đó, lối thoát chính gồm cửa chính; cửa phụ – cửa mặt bên nhà, cửa hậu; cửa lên tầng tum, cửa ra ban công… Lối thoát dự phòng gồm các cửa sổ, ô thoáng, giếng trời
Một ngôi nhà có phong thủy tốt sẽ mang đến cho gia chủ nhiều sức khỏe, may mắn, tài lộc. Gia chủ nhà nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia phong thủy. Những người có chuyên môn kinh nghiệm khi thiết kế nhà ống để kiến tạo không gian sống vừa thoáng đẹp, tiện nghi, vừa hài hòa về mặt phong thủy.
Cùng tham khảo ngay một số mẫu nhà ống đẹp nhất dưới đây để áp dụng ngay cho căn nhà của mình.
Trên đây là những lưu ý quan trọng để thiết kế nhà ống đẹp. Hy vọng bạn sẽ tìm có mình những ý tưởng thiết kế đẹp, phù hợp để tạo môi trường sống. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!
>> Xem thêm:
Tags: