Những phương pháp chống thấm bể bơi triệt để nhất

Bể bơi là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, vậy nên khu vục này thường xảy ra hiện tượng thấm dột. Để tăng tuổi thọ của bể bơi thì việc chống thấm là cần thiết. Vậy có những phương pháp chống thấm bể bơi để nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

1. Tại sao cần chống thấm bể bơi

Chống thấm bể bơi là một quy trình có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những công trình hồ bơi trên sân thượng hoặc trong nhà.

Nếu bạn bỏ qua công đoạn này hoặc thực hiện bước chống thấm không đúng cách, sau một thời gian sử dụng nước bị ngấm phá hủy nền móng nhà, bể bơi sẽ xuống cấp và nhanh hư hỏng. Đối với bể trên sân thượng, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn. Quá trình thi công cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo công trình sử dụng được lâu dài và không ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng khác.

Lý do cần chống thấm bể bơi
Lý do cần chống thấm bể bơi

2. Các biện pháp chống thấm bể bơi khi mới xây xong

2.1. Chống thấm bằng Sika

Sika là một loại vữa chống thấm, cấu tạo từ gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần có độ sệt như hồ dầu dễ dàng thi công bằng bay hoặc phun.

2.1.1. Chống thấm mạch ngừng nếu bể bơi lát gạch

  • Sử dụng hai loại là băng cản nước Sika Waterbar dạng V, tấm PVC chống thấm đàn hồi để thi công trong và ngoài, được sử dụng cho mạch ngừng trong trường hợp áp lực của nước lên tới 25m
  • Sika Hydrotite loại CJ băng trương nở để chặn nước, thi công dễ dàng, sử dụng chống thấm khi áp lực nước nhỏ hơn 3m.
  • Trước khi dán chống thấm, bề mặt bê tông phải được làm sạch, không dính bụi bẩn, vật liệu rời rạc, rỗ tổ ong và bị đọng nước.
  • Ta sử dụng Sikaswell S để dán Sika Hydrotite CJ lên bề mặt bê tông.
  • Bề mặt bê tông nơi có mạch ngừng phải được chuẩn bị tốt khi đổ lớp bê tông tiếp theo.
  • Tại mạch ngừng, có thể dùng Rugasol C để làm chậm thời gian ninh kết bề mặt bê tông, tạo bề mặt hoàn thiện với cốt liệu nổi, tăng khả năng kết nối.
Sử dụng sika chống thấm
Chống thấm bể bơi triệt bằng sika

2.1.2. Chống thấm khe co giãn

  • Sử dụng băng cản nước Sika Waterbar dạng O, nhựa PVC chống thấm đàn hồi, có hai loại để thi công chống thấm trong và ngoài.
  • Sử dụng Sikaflex Pro 2HP để trám ngoài cho cho khe co giãn
  • Sau đó lấy Sika Primer 3 quét lên bề mặt bê tông rồi sau đó mới dùng Sikaflex Pro để thi công.
Xử lý các khe co giãn của bể bơi
Xử lý chống thấm khe co giãn của bể bơi

2.1.3. Dán gạch chống thấm

  • Đổ toàn bộ thành phần A của Sikatop 121 vào thùng trộn thích hợp, sau đó cho thành phần B vào trộn trong vòng 2 phút đến khi được hỗn hợp có độ sệt đồng nhất.
  • Thi công Sikatop 121 bằng bay khía với độ dày tối đa 5 mm và ấn chặt gạch vào đúng vị trí trong khi lớp vữa này vẫn còn ướt.
  • Định mức tiêu tốn của Sikatop 121 là 2Kg/1m2 / 1mm chiều dày lớp vữa ( có thể thay thế Sikatop 121 bằng Sika latex TH )
  • Sử dụng Sika Tile Grout để trám các khe, đường ron gạch.
Sử dụng sika kết hợp gạch chống thấm
Sử dụng sika kết hợp gạch chống thấm

2.1.4. Chống thấm cổ ống xuyên qua kết cấu bê tông

  • Để chống thấm hiệu quả ta sử dụng SikaSwell S, đây là chất chống thấm thích hợp cho ống xuyên qua kết cấu bê tông hoặc các phần bị nhô ra.
  • Kích thước của SikaSwell S tùy thuộc vào độ dày của kết cấu bê tông và kích thước lớn nhất của cốt liệu

2.1.5. Chống thấm kết cấu bê tông cốt thép

  • Dùng phụ gia hóa dẻo Sikament R4 với liều lượng 0,8 đến1,2 lít /100Kg xi măng kết hợp với phụ gia chống thấm Plastocrete N với liều lượng 0,4 lít / 100Kg xi măng.

2.2. Sử dụng sơn chống thấm bể bơi

Với dòng sơn chống thấm đa năng JYMEC thì việc chống thấm không phải là vấn đề gì to lớn. Quy trình chống thấm với sơn chống thấm JYMEC như sau:

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt bể nước, loại bỏ hết bụi bẩn, cát sỏi, nước đọng, trám lại các kẽ hở, khe nứt.

Bước 2: Tạo độ nhám của các bề mặt bể nước bằng giấy giáp hoặc máy chà nhám nhằm giúp lớp sơn lót bám dính tốt hơn.

Sơn một lớp sơn lót mỏng ở dưới sàn và xung quanh các bề mặt của bể. Sau đó pha sơn chống thấm vào hỗn hợp xi măng và cát trộn đều đến khi đặc sệt thì phủ hỗn hợp lên sàn bể và tất cả các mặt xung quanh bể nước. Ở khu vực gần vòi nước thì cần được phủ kỹ hơn. Sơn lót thứ 2 cách lớp sơn lót đầu khoảng 6-8 tiếng, vuông góc với lớp sơn trước để tránh những lỗ bọt khí xuất hiện.

Bước 3: Nghiệm thu chống thấm trong vòng 24 giờ sau khi sơn chống thấm đã khô, nếu không xảy ra hiện tượng thấm thì quá trình thi công sơn chống thấm bể nước đạt kết quả tốt và có thể đi vào sử dụng.

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết sơn chống thấm trần nhà 

3. Chống thấm bể bơi đã sử dụng

Chống thấm bể bơi đã qua sử dụng như thế nào?
Chống thấm bể bơi đã qua sử dụng như thế nào?

3.1. Xác định mguyên nhân bể bơi bị thấm

Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột bể bơi như sau:

  • Nước từ bể thoát ra ngoài (Đối với các bể sân thượng): Trường hợp này này ta phải xử lý thấm ở bên trong hồ bơi. Ta sẽ khắc phục trường hợp này bằng phương pháp chống thấm thuận.
  • Nước từ ngoài thấm vào (Đối với bể ngầm, bể thi công trên mặt đặt): Với trường hợp này giải pháp là chống thấm ngược, ngăn nước xâm nhập ngược với chiều đi vào của vị trí gây thấm.

Các loại vật liệu dùng để xử lý thấm dột bể bơi đã sử dụng triệt để gồm có:

  • Sơn chống thấm bể bơi
  • Phụ gia chống thấm Sika Latex
  • Keo chống thấm chịu được áp lực cao, dùng để bít các vết nứt

3.2. Phương pháp chống thấm thuận cho bể bơi

Để chống thấm thuận cho bể bơi bạn cần thực hiện các bước như:

  • Đầu tiên bạn phải tháo hết nước ở trong bể, kiểm tra kỹ các vết nứt khiến nước ngấm qua.
  • Sau đó vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đảm bảo không còn rong rêu.
  • Dùng keo chống thấm chuyên dụng để vít tất cả vết nứt lại.
  • Tiến hành quét phụ gia chống thấm Sika Latex cho toàn bộ bề mặt
  • Tiếp tục quét phủ chất chống thấm 2 thành phần toàn bộ bề mặt để ngăn nước

3.3. Phương pháp chống thấm ngược cho bể bơi

Các bước chống thấm ngược cho bể bơi:

  • Trước tiên cũng phải tháo hết nước trong bể ra, vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
  • Tiếp theo tưới nước làm ẩm bề mặt, sau đó quét phụ gia chống thấm lên bề mặt, để khô rồi quét thêm hỗn hợp chất chống thấm 2 thành phần lên bề mặt. Quét tối thiểu là 2 lớp, mỗi lớp quét cách nhau khoảng 4 đến 5 giờ, tùy vào điều kiện thời tiết. Nếu trời nắng nóng, bề mặt khô nhanh thì khoảng 2 đến 3 giờ mình quét tiếp lớp thứ 2, còn nếu trời mát thì khoảng 4 đến 5 giờ.
  • Cuối cùng gia cố thêm một lớp bê tông quanh bể để ngăn chặn triệt để nước từ các mạch ngầm thấm vào. Điều này sẽ làm cho bể hoạt động được ổn định và lâu dài.

Trên đây là những phương pháp chống thấm bể bơi triệt để nhất. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới kinh nghiệm chống thấm cho bể bơi nhà mình.

>> Xem thêm: Top 6 cách chống thấm hiệu quả được sử dụng nhiều nhất

Tags: