Những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm mà bạn nên biết

Nghiệm thu công trình là quá trình cần thiết và nên có thi hoàn thành một công trình hay một hạng mục nào đó. Với một hạng mục chống thấm thì nghiệm thu chống thấm cũng là một quy chuẩn để đánh giá quá trình thi công đến khi hoàn thành. Vậy có những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm nào mà bạn nên biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé.

tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm
Có những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm nào?

1. Tiêu chuẩn về thi công chống thấm

1.1. Tiêu chuẩn về bề mặt thi công chống thấm

● Bề mặt thi công phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bẩn, dầu mỡ, vữa thừa, nước đọng hay tạp chất.

● Nếu bề mặt bị rỗ, có các hốc đọng nước thì cần tiến hành xây đắp xi măng để che phủ và làm bằng phẳng bề mặt.

● Không được dùng nước pha xi măng quét hay bảo dưỡng bề mặt thi công chống thấm trước khi xử lý chống thấm.

● Trước khi thi công chống thấm phải làm sạch giờ bê tông, gờ chân tường, đảm bảo không có tạp chất, bụi bẩn.

● Bề mặt thi công phải khô ráo, bạn có thể dùng máy thổi cầm tay để làm khô.

● Phải cố định, định vị, lắp đặt đường ống thoát nước xuyên bề mặt bê tông nếu có.

>> Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất 2023

1.2. Tiêu chuẩn khi thi công chống thấm

Đối với thợ sơn:

● Thợ thi công sơn chống thấm phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, kính, mũ, găng tay, khẩu trang…

● Cần phải kiểm tra bề mặt theo các tiêu chuẩn trước khi tiên hành sơn.

● Thợ sơn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để trộn sơn đúng tỷ lệ và khuấy sơn thật đều tay.

● Khi sơn phải quyets đều tay và quét theo chiều vuông góc với lớp sơn trước.

Đối với quá trình thi công

Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt: Phương pháp này thường sử dụng sơn chống thấm hoặc các tấm Bitum. Về bản chất ở đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn lây lan của nước.

Thi công chống thấm
Thi công chống thấm cần tuân thủ gì

Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối: Phương pháp này được ứng dụng trong quá trình trộn vữa với xi măng. Ngăn ngừa thấm nước toàn bộ phần phần bên trong, phối trộn vật liệu chống thấm để cả khối có thể kháng nước hoàn toàn. Với phương pháp này thì hiệu quả ngăn nước cực kì cao tuy nhiên giá thành cũng không đắt nên bạn có thể cân nhắc và lựa chọn chống thấm cho công trình, nhà ở của mình.

thi công chống thấm sàn mái
Thi công chống thấm sàn mái

Tiêu chuẩn chống thấm chèn, lấp đầy: Phương pháp này giúp cho bề mặt kháng nước tuyệt đối, độ dày yêu cầu đạt tối thiểu 5mm và cũng tùy thuộc vào thành phần, chất liệu. Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét kín trên bề mặt thì sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong, chèn và điền đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm.

Khi chống thấm cần đạt được những yêu cầu nhất định
Khi chống thấm cần đạt được những yêu cầu nhất định

>>Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm JYMEC – Hãng sơn được nhiều gia đình tin dùng

2. Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm

2.1. Yêu cầu về băng cản nước cho khe co giãn

● Băng cản nước sau khi thi công xong không được để nước xuyên qua

● Chiều rộng băng lớn hơn 200m

● Đường kính hoặc chiều rộng gân giữa lớn hơn 10mm

● Độ dãn dài của gân giữa băng to lớn hơn 200%.

Yêu cầu về băng cản nước cho khe co giãn
Yêu cầu về băng cản nước cho khe co giãn

2.2. Tiêu chuẩn nghiệm thụ chống thấm về vật liệu chuyên dụng sàn đáy

● Khi thì công vật liệu chuyên dụng sàn đáy xong thì nước không thể xuyên qua được.

● Độ dày từ 3mm trở lên

● Những vật liệu chống thấm chuyên dụng này được nối nhau bằng phương pháp gia nhiệt hoặc tự và lúc tiếp xúc mang nước.

2.3. Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm về gioăng cách nước cho mối nối nguội

● Với vật liệu tấm: chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 150mm; bên trong môi trường kiềm.

● Với vật liệu trương nở: cạnh nhỏ nhất hoặc đường kính khoảng 10mm trở lên; không bị nở sớm hơn 24h kể từ khi tiếp xúc mang nước.

3.Yêu cầu về vật liệu thi công 

3.1 Yêu cầu về băng cách nước cho khe co giãn

  • Dùng băng để bọc bề mặt khe co giãn không được để nước xuyên qua
  • Chiều rộng của bề mặt phải lớn hơn 200mm
  • Từ vào yêu của bề mặt sàn mà bạn có thể xác định được đường kính hoặc chiều rộng để thi công gân giữa

3.2 Yêu cầu về gioăng cách nước cho mối nối

  • Chiều rộng không quá 150mm
  • Đường kính và cạnh nhỏ nhất khoảng trên 10mm

4. Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm áp dụng cho sơn và vật liệu chống thấm 

TCVN 2090: 200 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu
TCVN 2093: 1993 Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng
TCVN 2096: 1993 Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
TCVN 2097: 1993 Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
TCVN 2099: 2013 Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình trụ)
TCVN 2100-2: 2007 Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
TCVN 8267-3: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định độ cứng Shore A
TCVN 8267-4: 2009  Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
TCVN 8267-6: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định cường độ bám dính
TCVN 8653-4: 2012 Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn

Trên đây là những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm mà bạn nên biết. Với những thông tin này bạn có thể dễ dàng đánh giá được quá trình thi công chống thấm từ đó có những phương pháp chống thấm hiệu quả cao đối với công trình của mình.

>> Xem thêm: Top 3 cách chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả

Tags: