Phân biệt sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy là loại sơn công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại bề mặt công trình. Lớp sơn phủ epoxy không chỉ đảm bảo về mặt vệ sinh mà còn nâng cao khả năng chịu lực và chống được độ mài mòn cho các loại sàn bê tông. Và đặc biệt hơn nữa với nhiều ưu điểm nổi bật của lớp phủ là có khả năng kháng khuẩn và kháng luôn các loại hóa chất thông dụng, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Trong quá trình sản xuất sơn công nghiệp epoxy luôn có một lượng dung môi dùng để hòa tan các thành phần của sơn epoxy lại với nhau, mà dung môi hòa tan sơn sàn epoxy có 2 loại đó là “dung môi dầu và dung môi nước”. Vậy sự khác biệt giữa chúng ra sao. Hãy tham khảo bài viết” Phân biệt sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu” dưới đây của chúng tôi để đi tìm câu trả lời nhé.

phân biệt sơn epoxy gốc nước và gốc dầu

1. Sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu

1.1 Sơn Epoxy gốc nước

Sơn epoxy gốc nước là gì? Đây là dòng sơn sử dụng dung môi gốc nước chuyên dụng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt. Vì vậy Sơn epoxy gốc nước được ứng dụng rất nhiều trong thực tế và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu để thi công sàn Epoxy hiện nay.

Tính năng ưu việt của sơn Epoxy gốc nước:

+ Bề mặt sơn chịu mài mòn, trầy xước tốt, ngoài ra còn có độ bám dính kết cấu tuyệt vời.

+ Sơn Epoxy gốc nước rất dễ thực hiện thi công và làm sạch sau khi sử dụng xong.

+ Sơn này đặc biệt không độc hại khi sử dụng thi công vì có dung môi là nước.

+ Dòng sơn được nghiên cứu và cải tiến để phù hợp với tất cả các loại khí hậu Việt Nam.

+ Ít khi xảy ra sự cố so với dòng sơn gốc dầu, đồng thời hạn sử dụng lâu hơn các loại sơn thông thường.

1.2 Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu là dòng sơn hai thành phần bao gồm hệ gốc dầu và dung môi. Do là hệ gốc dầu nên khi pha chế cần kết hợp với tỷ lệ dung môi nhất định, cái này phụ thuộc vào từng loại sơn, đây cũng là lý do mà còn được gọi với tên khác là sơn epoxy gốc dung môi.

Ưu điểm của sơn Epoxy gốc dầu:

+ Chịu lực, chống va đập, cọ xát.

+ Bề mặt chai cứng, mức độ bền bỉ cao.

+ Chống ăn mòn tốt ở mức độ vừa phải, chịu được lực tác động dưới 3 tấn.

+ Đặc trưng là lớp sơn bóng, mịn nên dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi.

+ Chống hóa chất, chống thấm nước,… và các tác động xấu đến nền bê tông.

+ Màu sơn đẹp mắt, tươi mới, rất khó phai màu nếu thi công sơn epoxy gốc dầu đúng quy trình và kỹ thuật.

>> Xem thêm: Sơn nền nhà xưởng: Lựa chọn tối ưu cho khu công nghiệp, nhà xưởng

2. Phân biệt sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu

Về thành phần dung môi:

Sơn Epoxy gốc nước sử dụng dung môi là nước

Sơn Epoxy gốc dầu sử dụng dung môi hữu cơ, điển hình là khoáng chất turpentine. Về độ độc hại:

Sơn Epoxy gốc nước: Có dung môi là nước nên nó giải phóng ít VOC vào không khí, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe.

Sơn Epoxy gốc dầu: hệ dung môi của nó gốc dầu nên bay hơi vào không khí có mùi nồng, hắc, tiếp xúc nhiều gây đau đầu, buồn nôn, kích ứng da.

Về tính thẩm mỹ:

Sơn Epoxy gốc nước: Độ sáng bóng của mặt sàn ở mức tương đối, duy trì trong thời gian dài.

Sơn EPoxy gốc dầu: Độ sáng bóng của mặt sàn cao, tuy nhiên độ sáng bóng này sẽ bị mất dần theo thời gian.

Về độ bền:

Sơn Epoxy gốc nước: có tính linh hoạt cao, có thể cho phép chúng giãn ra hoặc co lại dưới những điều kiện thời tiết khác nhau, do đó chúng ít bị rạn nứt.

Sơn Epoxy gốc dầu: Có khả năng chống hao mòn tuyệt vời, tuy nhiên sơn khô nên không có tính linh hoạt, dễ bị nứt, giòn và phấn theo thời gian.

Về điều kiện thi công:

Sơn Epoxy gốc nước: Cho phép thi công trong môi trường độ ẩm cao. Đây là “ưu điểm hoàn toàn vượt trội” của sơn epoxy gốc nước so với sơn epoxy gốc dầu bởi với ưu điểm này thì sơn epoxy gốc nước cho phép thi công trên các sàn bị thấm ngược (sàn không được xử lý lót nilon chống thấm).

Sơn Epoxy gốc dầu: Không cho phép thi công trong môi trường có độ ẩm cao. Độ ẩm tiêu chuẩn cho sàn bê tông sử dụng sơn epoxy gốc dầu là dưới 5% – kiểm tra bằng máy đo độ ẩm.

Về điều kiện bề mặt:

Sơn Epoxy gốc nước:Sơn có thể hấp thụ độ ẩm nên chịu được một lượng nhỏ độ ẩm trên bề mặt trước khi thi công. Lớp sơn sẽ bị mỏng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng liên kết bám dính trên bề mặt. Sơn Epoxy gốc dầu: nếu bề mặt bê tông ẩm sơn đẩy nước nên không thể tạo liên kết bám dính mạnh với bề mặt. Chính vì vậy phải làm khô hoàn toàn bề mặt trước khi thi công.

Về vấn đề vệ sinh:

Sơn Epoxy gốc nước: Dễ dàng làm sạch bằng nước.

Sơn Epoxy gốc dầu: Trong quá trình làm sạch yêu cầu turps hoặc chất tẩy rửa pha loãng đặc biệt khác.

Về giá thành:

Sơn sàn epoxy gốc dầu có ưu điểm giá rẻ hơn so với sơn sàn epoxy gốc nước.

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn JYMEC tìm nhà phân phối, mở đại lý sơn epoxy chính hãng

3. Nên chọn sơn Epoxy gốc nước hay sơn Epoxy gốc dầu?

Để biết được nên chọn sơn epoxy gốc dầu hay sơn epoxy gốc nước thì còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng, yêu cầu và tình hình thực tế nhà xưởng của bạn. phân biệt sơn epoxy gốc nước và gốc dầu hình 2 Nếu sàn bê tông nhà xưởng của bạn đã được lót nilon chống thấm ngược, sàn bê tông có độ ẩm <5% và đủ tiêu chuẩn thi công sơn epoxy. Và việc thi công sơn Epoxy không ảnh hướng đến sản xuất thì bạn nên chọn sơn Epoxy gốc dầu vì giá thành rẻ và tính thẩm mỹ lại cao.

Sàn bê tông không được xử lý chống thấm ngược bằng nilon trước khi đổ bê tông, và độ ẩm bê tông đo được > 5% (đo bằng máy đo độ ẩm). Thì bạn nên chọn sơn Epoxy gốc nước bởi sơn epoxy gốc nước cho phép thi công trên sàn bê tông có độ ẩm cao.

Còn nếu bạn có dư giả về kinh tế và muốn chọn loại sơn an toàn không độc hại cho sức khỏe của mọi người, thân thiện với môi trường thì bạn nên chọn sơn Epoxy gốc nước.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn phân biệt sơn Epoxy gốc nước và sơn Epoxy gốc dầu, hy vọng qua bài viết này các bạn đã có những hiểu biết về 2 loại sơn công nghiệp này để có thể lựa chọn được loại sơn phù hợp với công trình của mình.

>> Xem thêm: Sơn Epoxy trong suốt không màu và những điều cần biết

Tags: