Phân loại sơn chống thấm phù hợp cho từng công trình

Phân loại sơn chống thấm phù hợp cho từng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc phân loại đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả thi công chống thấm. Vậy nên phân loại sơn như thế nào chuẩn xác, hiệu quả. Cùng JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cách phân loại các sản phẩm sơn chống thấm

Sơn chống thấm hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm, đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhưng dựa theo cách phân loại sơn chống thấm phù hợp cho từng công trình chính thì chúng ta chia được ra thành 6 loại phổ biến nhất, bao gồm phân loại sơn theo gốc và phân loại sơn theo khu vực thi công:

phân loại sơn chống thấm hình 2
Phân loại sơn chống thấm dựa trên thành phần, mục đích sử dụng

1.1 Phân loại sơn theo gốc

  • Sơn chống thấm gốc xi măng:

Đây là loại sơn được đánh giá khá tốt về mặt chất lượng, có khả năng bám dính, chống chịu nước và tuổi thọ sản phẩm rất cao. Sản phẩm này chủ yếu được chia thành 2 loại nhỏ là sơn 1 thành phần hoặc 2 thành phần. Ngoài ra, sơn cũng có hạn chế là khả năng chống rung lắc và co giãn kém. Dẫn đến hiện tượng giãn nở vật lý của bề mặt theo thời tiết sẽ dễ xuất hiện và làm hỏng đi lớp chống thấm hơn.

  • Sơn chống thấm gốc PU polyurethane:

Tương tự với sơn gốc xi măng, sơn gốc PU polyurethane cũng có khả năng bám dính tốt.  Bên cạnh đó, còn bao gồm cả các ưu điểm khác về độ che phủ bề mặt lớn, tính đàn hồi cao. Nhờ đó mà có thể che phủ hiệu quả các vết nứt vỡ, giảm thiểu khả năng nước thấm dột.

  • Sơn chống thấm gốc Bitum:

Với gốc bitum thì sản phẩm sơn chống thấm lại không hiệu quả bằng các màng chống thấm. Ưu điểm của loại sản phẩm này là sơn không kén bề mặt. Vì thế thi công nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian thi công.

  • Sơn chống thấm gốc silicate dạng thẩm thấu:

Đây là loại sơn được đánh giá khá cao bởi linh hoạt trên mọi bề mặt thi công. Ngoài ra, khả năng chống thấm của nó cũng rất mạnh mẽ, đi cùng với đó là tuổi thọ cao. Giá thành của sơn gốc silicate cũng đắt hơn so với các loại khác.

phân loại sơn chống thấm hình 3
Có thể phân loại sơn chống thấm theo thành phần

1.2 Phân loại sơn chống thấm theo khu vực thi công

Bên cạnh phân loại sơn theo gốc sơn, sơn chống thấm được phân loại dựa trên khu vực thi công. Dưới đây là phân loại phổ biến  dựa trên khu vực thi công trong một cong trình xây dựng:

Sơn chống thấm trong nhà: 

Đây là loại vật liệu được sử dụng cho lớp chống thấm trong nhà. Chủ yếu là ở các vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, bếp, hệ thống ống nước,…  Nhằm bảo vệ không gian trong nhà khỏi các hậu quả thấm dột, bong tróc sơn tường, các tác hại từ khí hậu nồm ẩm,…

Sơn chống thấm dùng cho nội thất thường có các tính chất như:

  • Dễ sử dụng
  • Không mùi
  • Màng sơn bền đẹp
  • Có đa dạng nhiều sự lựa chọn màu sắc

Sơn chống thấm ngoài trời:

 Ngược lại với sơn trong nhà, sơn chống thấm ngoài trời được dùng cho lớp phủ bên ngoài công trình. Sơn kết hợp song song với lớp sơn ngoại thất để vừa mang lại hiệu quả bảo vệ vững chắc, vừa tăng thêm kết quả về mặt thẩm mỹ cho công trình của bạn.

Sơn chống thấm ngoài trời thường có khả năng chống thấm cao. Sơn chống chịu được các yếu tố như ánh mặt trời, mưa, gió, nhiệt độ bất thường. Chính vì vậy, sơn thường được sử dụng cho các bề mặt như tường, của sổ, ban công…những nơi chịu nhiều tác động của môi trường. Các khu vực bể bơi, bể chứa nước, hố ga cũng sử dụng loại sơn này giúp ngăn ngừa thấm dột.

phân loại sơn chống thấm hình 4
Dựa vào khu vực thi công mà sơn chống thấm được chia ra thành những loại khác nhau

2. Những lưu ý khi lựa chọn sơn chống thấm cho từng công trình

Trên thực  tế, mỗi phân loại sơn sẽ có nhiều sản phẩm sơn và ứng dụng sơn khác nhau. Khi lựa chọn sơn chống thấm cho từng công trình. Bạn luôn cần xem xét các yêu cầu cụ thể của công trình thi công. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia và thợ thi công dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực.Dưới đây là một số những lưu ý quan trọng khi lựa chọn sơn chống thấm bạn cần biết:

  • Yêu cầu chống thấm:  Bạn nên xác định chuẩn các yêu cầu chống thấm cho từng khu vực trước khi mua sơn. Một số khu vực tiếp xúc nhiều với nước như: bể bơi, hồ chứa, nhà vệ sinh, nhà tắm… Những khu vực này đòi hỏi sơn chống thấm tuyệt đối hơn so với những khu vực khác.
  • Loại bề mặt: Lựa chọn sơn chống thấm cần tương thích với bề mặt thi công. Đảm bảo chọn đúng sản phẩm sơn phù hợp khi áp dụng có thể tối ưu hiệu quả chống thấm.
  • Môi trường và điều kiện thời tiết: Tuỳ mỗi vùng miền sẽ có điều kiện khí hậu khác nhau. Bạn nên đánh giá tổng quan yếu tố môi trường xung quanh trước khi lựa chọn sơn chống thấm.
  • Kiểm tra và chứng nhận: Lựa chọn sơn cần chú ý đến chứng nhận chất lượng. Nên kiểm tra xem sơn có đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng của sơn chống thấm tốt nhất hay chưa.

Tuy  nhiên, trên đây chỉ là một số lưu ý chung khi chọn sơn chống thấm. Trên thực tế, mỗi công trình thi công sẽ có những đặc điểm, yêu cầu khác nhau. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và chuyên môn để lựa chọn sơn chuẩn xác nhất.

phân loại sơn chống thấm
Sơn chống thấm được áp dụng trong rất nhiều khu vực

3. Nên chọn mua loại sơn nào?

Qua các cách phân loại sơn chống thấm phù hợp cho từng công trình. Có thể bạn đã hình dung được phần nào các đặc điểm của các sản phẩm sơn chống thấm. Đồng thời cân nhắc được xem sản phẩm nào phù hợp với mình nhất. 

Nếu chưa biết nên chọn ra loại sơn nào có chất lượng ổn định, hãy thử tham khảo các dòng sản phẩm sơn chống thấm tường JYMEC Việt Nam. Với những sản phẩm sơn chống thấm u y tín ,chất lượng đáng tin cậy. Đây là sản phẩm sơn chống thấm được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất trong các công trình thi công hiện nay. Với khả năng chống thấm tối ưu, tính thẩm mỹ cao. Sơn giúp bảo vệ, kéo dài tuổi thọ cho công tình mãi bền bỉ với thời gian.

Sử dụng sơn chống thấm sàn mái
Sơn chống thấm JYMEC – Hãng sơn được nhiều gia đình tin dùng

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách phân loại sơn chống thấm hiệu quả dành cho bạn. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn có thể chọn cho mình được sản phẩm sơn chống thấm phù hợp cho từng công trình nhà mình.

>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng sơn chống thấm cực chuẩn

Tags: