Quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, hiệu quả nhất

1. Quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, đúng kỹ thuật

Quy trình thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Nó góp phần quyết định hiệu quả chống thấm, đem lại tính thẩm mỹ và tuổi thọ bền lâu cho công trình. Tuy nhiên, quy trình thi công sơn có thể thay đổi tùy thuộc vào vật liệu sơn cũng như điều kiện cụ thể của công trình. Bằng cách linh hoạt các bước thi công trong quy trình. Bạn có thể áp dụng lớp sơn chống thấm bảo vệ hiệu quả, dài lâu và tiết kiệm cho không gian nhà vệ sinh nhà mình. Dưới đây là quy trình chung thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, hiệu quả nhất 2023. Bạn nên tham khảo:

Quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật
Quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật

1.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ

Công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ giúp bạn thi công sơn nhanh chóng, dễ dàng và không bị gián đoạn. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thi công cần thiết như:

  • Bàn chải
  • Cọ lăn sơn
  • Chổi quét
  • Băng dính
  • Giấy nhám
  • Thùng đựng sơn
  • Vật liệu sơn chống thấm nhà vệ sinh
  • Dung môi pha sơn (nếu cần)

Các vật liệu, dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp một cách gọn gàng trên bề mặt. Điều đó đảm bảo bạn có thể thuận tiện lấy và sử dụng trong suốt quy trình thi công sơn.

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu sơn chống thấm WC
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu sơn chống thấm WC

1.2 Xử lý bề mặt thi công

Bạn có biết rằng chuẩn bị và làm sạch bề mặt trước khi sơn nhà là bước quan trọng nhất để đảm bảo màng sơn bám chắc chắn hơn và kéo dài tuổi thọ của sơn hơn không? Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh. Bắt đầu từ việc cơ bản nhất, bạn cần vệ sinh, làm sạch bề mặt tường trước khi thi công. Những vết bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất trên bề mặt cần được loại bỏ trước khi tiến hành sửa chữa trên bề mặt. Có thể sử dụng bàn chải, chổi quét hoặc máy chà nhám. Loại bỏ hết các vết bẩn, bụi, vệt sơn cũ đã bong trong ra khỏi bề mặt sơn.

  • Đối với sơn chống thấm tường nhà vệ sinh: Cần tiến hành kiểm tra và sửa chữa bề mặt. Chú ý đến các vết nứt, vết lồi lõm hoặc khuyết tật bê tông trên bề mặt cần sơn chống thấm.
  • Đối với sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh: Chú ý các hạng mục sàn nhà cần xử lý. Một số hạng mục như: cổ ống xuyên sàn, cống thoát nước, đường ống nước, mặt sàn… Đây là các vị trí dễ bị đọng nước, thấm dột cần xử lý kỹ càng trước khi tiến hành chống thấm.

Sau khi xử lý các bề mặt sàn, tường nhà vệ sinh. Lưu ý trước khi thi công sơn chống thấm, cần kiểm tra độ ẩm, độ bằng phẳng của bề mặt. Đảm bảo bề mặt có độ ẩm tiêu chuẩn từ 18-22% trước khi sơn chống thấm. Bề mặt thi công bằng phẳng, mịn, giúp sơn chống thấm bám dính chắc chắn, bền bỉ hơn.

Xử lý bề mặt trước khi sơn chống thấm nhà vệ sinh
Xử lý bề mặt trước khi sơn chống thấm nhà vệ sinh

1.3 Áp dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh

Trước khi áp dụng lớp sơn, nên sử dụng băng dính để  che phủ những bề mặt không thi công. Tùy thuộc vào từng vật liệu sơn, hệ thống sơn áp dụng có thể khác nhau tùy vào tình trạng và mục đích thi công. Nhìn chung, các lớp sơn được thi công theo quy trình với hệ thống: sơn lót, sơn phủ chống thấm.

Tiến hành lớp sơn lót:

  • Sử dụng cọ sơn hoặc con lăn sơn thi công lớp lót đầu tiên.
  • Lưu ý sơn đều lên các bề mặt có vết nứt hoặc có khả năng cao bị thấm dột.
  • Thi công tối thiểu từ 1-2 lớp lót giúp tăng khả năng bám dính, chống thấm hiệu quả.
  • Lưu ý sau khi lớp lót khô hoàn toàn rồi mới thi công lớp sơn tiếp theo.
  • Một số các dòng sơn chống thấm là phụ gia trộn vữa xi măng. Đối với loại này không cần thi công sơn lót.

Tiến hành sơn chống thấm:

  • Có thể áp dụng trực tiếp các lớp sơn tiêu chuẩn lên bề mặt thi công.
  • Thi công tối thiểu từ 2-3 lớp sơn chống thấm nhằm tăng cường khả năng bảo vệ bề mặt.
  • Đảm bảo sơn được thoa đều, mỏng và đủ trên bề mặt thi công.
  • Lưu ý chỉ sơn lớp chống thấm tiếp theo sau khi lớp chống thấm trước đã khô hoàn toàn.
Áp dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh
Áp dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh

1.4 Kiểm tra nghiệm thu.

Sau khi thi công sơn phủ. Để hoàn thiện quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần kiểm tra lại bề mặt đã sơn. Đảm bảo không còn các vết thấm nước hoặc vết nứt. Sau 24 giờ, khi lớp sơn đã khô hoàn toàn, bạn có thể tiến hàng kiểm tra xem bề mặt đã đạt chuẩn chưa. Hoàn thiện bề mặt chống thấm bằng cách làm sạch, loại bỏ các vết bẩn trên  bề mặt.

Kiểm tra, nghiệm thu bề mặt sơn chống thấm
Kiểm tra, nghiệm thu bề mặt sơn chống thấm
>> Có thể bạn quan tâm: Giá sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC mới nhất, cập nhật liên tục

2. Một số lưu ý khi thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh

Để công việc sơn chống thấm đem lại hiệu quả chống thấm tối ưu, bền bỉ nhất. Một số lưu ý quan trong trong quy trình sơn chống thấm nhà  vệ sinh bạn cần biết:

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng bề mặt: Bề mặt cần được chuẩn bị, xử lý tốt nhất. Đây là bước quan trọng mà chúng tôi đã đặc biệt lưu ý trong quy trình sơn chống thấm.
  • Sử dụng vật liệu sơn phù hợp: Nên lựa chọn vật liệu sơn tốt, chất lượng. Sơn chống thấm cần phù hợp với tình trạng, đặc tính của bề mặt thi công. Hãy lựa chọn các sản phẩm sơn chống thấm nhà vệ sinh chính hãng, tuy tín, chất lượng.
  • Sơn nhiều lớp chống thấm: Đây là lưu ý mà bất cứ hạng mục chống thấm nào cũng cần chú ý. Bạn cần sơn nhiều lớp sơn chống thấm, tùy thuộc vào về mặt thi công. Nó giúp tạo ra nhiều lớp áo bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của nước.
  • Luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất sơn về cách sử dụng sơn và thời gian khô sơn.
  • Trong trường hợp bề mặt thi công phức tạp. Tốt nhất nên nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Họ sẽ đảm bảo quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh được thực hiện đúng kỹ thuật, hiệu quả.
Lưu ý khi sơn chống thấm nhà vệ sinh
Lưu ý khi sơn chống thấm nhà vệ sinh

>> Xem thêm: Top 3 hãng sơn chống thấm nhà vệ sinh đáng mua nhất hiện nay

3. Kinh nghiệm sử dụng nhà vệ sinh không bị thấm

Có câu” Phòng còn hơn chống”. Việc sử dụng sao cho hiệu quả, bảo vệ ngay từ đầu là việc vô cùng quan trọng đối với nhà vệ sinh.  Một số kinh nghiệm sử dụng nhà vệ sinh dưới đây giúp cho không gian nhà bạn luôn bền bỉ, an toàn, sạch sẽ.

  • Kiểm tra thường xuyên các thiết bị vệ sinh: Đây chắc chắn là việc cần thiết. Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị. Kiểm tra xem bồn cầu, chậu tắm, bồn rửa mặt, đường nước…có đảm bảo hay không. Các thiết bị cần đảm bảo hoạt động tốt và không bị rò rỉ.
  • Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh: Tốt nhất nên chống thấm bằng sơn ngay từ đầu. Điều này giúp tạo nên bề mặt vững chắc, an toàn cho ngôi nhà của bạn. Bạn có thể an tâm sử dụng nhà vệ sinh mà không lo thấm dột trong thời gian dài.
  • Vệ sinh thường xuyên: Nên vệ sinh thường xuyên các thiết bị, tường, sàn nhà. Điều này giúp các thiết bị luôn bền, mới. Giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro gây rò rỉ, thấm nước.
  • Sử dụng chất tẩy rửa WC: Dung dịch lau chùi nhà vệ sinh giúp loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn. Nó giúp các thiết bị vệ sinh không bị hư hỏng, giảm thiểu rủi ro, hư hại, tiết kiệm chi phí.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ: Sử dụng màng chắn nước, băng keo chống thấm, chất chống thấm… Các biện pháp giúp tối đa hiệu quả bảo vệ, kết hợp sơn chống thấm đem lại tính thẩm mỹ cho WC.

Kinh nghiệm sử dụng nhà vệ sinh không lo bị thấm
Kinh nghiệm sử dụng nhà vệ sinh không lo bị thấm
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn nắm rõ về quy trình sơn chống thấm hiệu quả và cách thực hiện. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác về chống thấm nhé!

Tags: