Quy trình thi công sơn chống hà cho tàu biển

1. Quy trình thi công sơn chống hà cho tàu biển

Quy trình thi công sơn chống hà như thế nào mới chuẩn? Khi thi công cần lưu ý những điều gì?

Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt trước khi sơn

Bề mặt tàu thuyền trước khi sơn chống hà phải khô ráo và sạch sẽ, không bụi bẩn hay dính dầu mỡ. Cần loại bỏ các dị vật hay rỉ sét trên bề mặt tàu trước khi sơn.

Đặc biệt, với những tàu đã qua sử dụng, hà biển bám lên tàu. Cần sử dụng các dụng cụ, cạy toàn bộ số hà biển bám dính và tiến hành vệ sinh lại tàu. Đảm bảo rằng bề mặt sơn chống hà phải sạch sẽ hoàn toàn.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công

Chuẩn bị các dụng cụ thi công sơn cần thiết, để quá trình thi công sơn chống hà diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Một số dụng cụ thi công sơn cần thiết là:

  • Súng phun sơn: Sử dụng súng phun sơn sẽ giúp quá trình thi công sơn chống hà tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Súng phun giúp tạo ra lớp sơn đều, bám chắc và bóng mượt hơn. Tuy nhiên, súng phun khó tiếp cận các vị trí hẹp. Do đó, cần sử dụng thêm các dụng cụ sơn khác, để đảm bảo sơn chống hà được phủ trên toàn bộ vỏ tàu.
  • Cọ lăn sơn: Sử dụng cọ lăn khi sơn nhanh hơn chổi quét. Dễ dàng thi công ở những vị trí nhỏ hẹp, nhất là những ngách hà hay bám. Tuy nhiên, không nên sử dụng cọ lăn ở lớp sơn lót đầu khi sơn chống hà. Và cần sơn nhiều lần để đạt được độ dày mong muốn.
  • Chổi quét: Với ưu điểm nhỏ gọn, chổi quét sơn dễ dàng tiếp cận những vị trí hẹp, chật chội mà súng phun hay cọ lăn không tiếp cận được khi sơn chống hà.

Bước 3: Lựa chọn và pha trộn sơn chống hà cho tàu biển

Lựa chọn các loại sơn chống hà đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng cao. Không sử dụng các loại sơn tàu biển kém chất lượng, không rõ nhãn mác.

Đọc kĩ phần hướng dẫn sử dụng trước khi pha sơn. Lựa chọn các loại dung môi phù hợp với từng loại sơn, pha theo tỷ lệ được hướng dẫn. Nên sử dụng ngay sau khi mở nắp.

Khuấy kĩ sơn trước khi sử dụng sơn chống hà biển. Xem xét thời gian sơn để tiến hành pha sơn, tránh pha quá sớm sẽ làm sơn bị đông lại.

Bước 4. Tiến hành thi công sơn chống hà tàu biển

Thi công lớp sơn chống rỉ:

Sử dụng súng phun đều lớp sơn chống rỉ lên bề mặt tàu cần sơn. Để đạt hiệu quả chống rỉ tốt nên sơn 2 lớp sơn chống rỉ khi thi công chống hà biển. Mỗi lớp sơn nên cách nhau 8 – 12 tiếng.

Thi công lớp sơn trung gian:

Sau khi lớp sơn chống rỉ khô, sơn tiếp một lớp trung gian tương tự lớp sơn chống rỉ và để khô trước khi sơn lớp tiếp theo.

Thi công lớp sơn chống hà:

  • Tiến hành sơn lớp sơn chống hà để bảo vệ tàu, sơn đều tay tương tự các lớp sơn trên.
  • Tuy nhiên, đối với phần đáy tàu, phần dưới và phần trên mớn nước là vị trí tiếp xúc với hà nhiều nên sơn 2 lớp sơn chống hà. Lớp sơn này giúp ngăn chặn và hạn chế tình trạng hà biển bám vào làm chậm tốc độ di chuyển và phá hủy vỏ tàu.
  • Thời gian hạ thủy tối thiểu là đủ 12 tiếng để cho sơn khô và tối đa là 3 ngày sau khi sơn.
Thi công sơn chống hà cho tàu biển
Thi công sơn chống hà cho tàu biển

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao màu sắc container vận chuyển hàng hải lại quan trọng?

2. Lưu ý khi thi công sơn chống hà cho tàu biển

Để lớp sơn phát huy hiệu quả chống hà biển một cách tốt nhất, cần chú ý một số lưu ý khi thi công sơn chống hà như sau:

Đối với các loại sơn chống hà biển epoxy 2 thành phần. Sơn cần phải được trộn đều trước khi sơn và tiến hành sơn ngay khi trộn xong. Không nên trộn quá nhiều sơn một lúc vì sơn dễ bị đông cứng khi để lâu. Còn đối với sơn tàu biển Alkyd thì chỉ cần mở nắp, khuấy đều rồi tiến hành sơn.

Không thi công sơn chống hà trong điều kiện thời tiết không ổn định như mưa gió, sương mù, ẩm ướt. Không sơn trên bề mặt tàu biển bị ướt. Vì sẽ làm giảm khả năng bám dính và hiệu quả chống các sinh vật biển của sơn.

Thời gian hạ thủy cần được kéo dài khi tăng thêm các lớp sơn chống hà trong thời gian ngắn. Để cho các lớp sơn khô hoàn toàn thì tác dụng chống hà mới cao.

Sử dụng các thiết bị bảo hộ như kính, mũ, bao tay….. để tránh sơn dính vào tay chân, mắt mũi khi thi công sơn chống hà

Những lưu ý khi thi công sơn chống hà
Những lưu ý khi thi công sơn chống hà

>> Có thể bạn quan tâm: Giải mã: Tại sao vỏ sơn tàu biển thường có 2 màu khác nhau?

3. Sơn tàu biển JYMEC

Sơn tàu biển JYMEC là dòng sơn tàu biển chất lượng cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và tiên tiến. Một số ưu điểm của dòng sản phẩm này có thể kể đến như:

  • Khả năng hạn chế được rỉ sét. Sơn tàu biển có khả năng chống rỉ sét 1 cách hiệu quả trước sự xâm nhập của nước biển, mưa bão. Hạn chế được tình trạng ăn mòn ở vỏ tàu biển.
  • Bảo vệ kết cấu của tàu hiệu quả. Nước mặn có tác động lớn đến thân tàu dễ bị ăn mòn cao. Sử dụng các loại sơn tàu biển sẽ giúp hạn chế và chống lại sự bào mòn của nước biển, bảo vệ kết cấu tàu. Ngoài ra, một số loại sơn còn có tác dụng chống lại sự kí sinh của các sinh vật biển lên bề mặt tàu.
  • Tăng thẩm mỹ cho các tàu biển. Ngoài tác dụng bảo vệ tàu khỏi rỉ sét, mài mòn, các loại sơn tàu biển còn có tác dụng trang trí, tạo điểm khác biệt bằng màu sơn cho các tàu biển.
Lựa chọn sơn tàu biển JYMEC
Lựa chọn sơn tàu biển JYMEC

Trên đây là toàn bộ quy trình thi công sơn chống hà cho tàu biển. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho quá trình thi công của bạn được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tags: