Quy trình thi công sơn ngoại thất đơn giản, dễ thực hiện 

1. Quy trình thi công sơn ngoại thất đơn giản, dễ thực hiện

1.1. Bước 1: Vệ sinh bề mặt sơn ngoại thất sạch sẽ

Vệ sinh bề mặt ngoại thất là bước thi công cực kỳ quan trọng. Bề mặt thi công sơn ngoại thất cần được vệ sinh kỹ lưỡng để loại bỏ bụi, dầu mỡ và các tạp chất. Nếu bề mặt thi công không được làm sạch sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính và tuổi thọ của lớp sơn ngoại thất. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra và sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng, và hỏng hóc trên bề mặt trước khi sơn.

Với bề mặt tường cũ khi thi công bạn cần chú ý tới các vết sơn nấm mốc, bong tróc. Việc này giúp cho lớp sơn mới được bền và giúp công trình sau thi công được đẹp mắt hơn.

Vệ sinh bề mặt thi công sơn cẩn thận, sạch sẽ
Vệ sinh bề mặt thi công sơn cẩn thận, sạch sẽ

1.2. Bước 2: Thực hiện sơn chống thấm cho bề mặt sơn ngoại thất

Bề mặt ngoại thất thường xuyên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ các điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, nắng gió, …. Do đó, tường rất dễ bị xuống cấp và xuất hiện nấm mốc. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm sẽ gây ảnh hưởng đến không gian nội thất. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và tuổi thọ của công trình.

Khi thi công sơn chống thấm, bạn có thể sử dụng một số loại sơn như: sơn chống thấm pha xi măng, sơn chống thấm màu, … để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các sản phẩm sơn chống thấm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín như: JYMEC. Kova, Dulux, Toa, ……

Thi công sơn chống thấm để bảo vệ công trình khỏi ẩm mốc
Thi công sơn chống thấm để bảo vệ công trình khỏi ẩm mốc

1.3. Bước 3: Thi công bột trét Matit cho bề mặt ngoại thất (Nếu cần thiết)

Để làm phẳng và tăng độ mịn cho không gian ngoại thất bạn có thể sử dụng bột trét Matit. Bột trét Matit không chỉ giúp cho bề mặt phẳng mịn mà còn giúp cho lớp sơn ngoại thất lên màu tốt hơn.

Thi công bột trét Matit nếu cần thiết
Thi công bột trét Matit nếu cần thiết

1.4. Bước 4: Thi công sơn lót ngoại thất

Sơn lót là một bước quan trọng không nên bỏ qua khi thi công sơn. Lớp sơn lót giúp tăng khả năng bám dính của lớp sơn chính lên bề mặt. Ngoài ra, sử dụng sơn lót giúp hạn chế sự thấm hút sơn của bề mặt, giúp bạn tiết kiệm chi chí thi công.

Đối với bề mặt sơn ngoại thất, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại sơn lót có khả năng kháng kiềm tốt. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước, chất tẩy rửa và các tác nhân môi trường khác vào bề mặt, giúp bề mặt duy trì được đẹp và bền hơn. Thi công sơn lót ngoại thất nếu cần thiết để giúp bề mặt phẳng mịn

Thi công sơn lót ngoại thất
Thi công sơn lót ngoại thất

1.5. Bước 5: Thi công sơn phủ ngoại thất

Sau khi lớp sơn lót khô, bạn có thể thi công lớp sơn phủ ngoại thất. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lớp sơn phủ để đảm bảo hiệu quả và tính thẩm mỹ được như mong đợi. Ngoài ra, khi thi công đủ số lớp sơn phủ sẽ giúp cho lớp màng sơn được đều màu, mịn đẹp và bền hơn.

Khi lựa chọn sơn ngoại thất, nên lựa chọn các loại sơn có khả năng kháng kiềm, chống nấm mốc. Đồng thời lựa chọn các loại sơn ngoại thất có màu sắc tươi sáng, độ bền màu theo thời gian.

Thi công sơn phủ ngoại thất
Thi công sơn phủ ngoại thất
>> Xem thêm: Top 6 loại sơn ngoại thất tốt nhất hiện nay

2. Lưu ý khi thi công sơn ngoại thất

Khi tiến hành sơn ngoại thất để đem lại hiệu quả tốt nhất bạn cần lưu ý:

  • Chuẩn bị bề mặt trước thi công: Làm sạch bề mặt kỹ lưỡng để loại bỏ bụi, dầu mỡ và các vật thể dơ bẩn. Bề mặt vệ sinh không sạch sẽ làm giảm độ bám dính của lớp.
  • Lựa chọn sơn ngoại thất: Lựa chọn sơn chất lượng cao để đảm bảo độ bền và hiệu suất tốt. Nên ưu tiên lựa chọn các loại sơn ngoại thất kháng kiềm và chống nấm mốc tốt.
  • Điều kiện thi công sơn: Tránh thi công sơn trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, gió mạnh hoặc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Thời tiết không tốt có thể ảnh hưởng đến quá trình sơn và chất lượng kết quả.
  • Số lớp sơn và độ dày màng sơn: Sơn ít nhất hai lớp để đảm bảo độ che phủ và độ bền mong muốn. Lớp sơn quá mỏng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ bền của lớp sơn sau thi công.
  • Trang trị bảo hộ kỹ càng: Sử dụng trang thiết bị bảo hộ như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay, và áo chống hóa chất để bảo vệ mắt, da và đường hô hấp.
  • Bảo trì định kỳ: Bảo trì là một trong những biện pháp giúp cho lớp sơn của bạn luôn được bền đẹp. Đồng thời, bảo trì thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến lớp sơn và bề mặt ngoại thất.

Một số lưu ý khi thi công sơn ngoại thất
Một số lưu ý khi thi công sơn ngoại thất
>> Có thể bạn quan tâm: Cách chống nóng cho nhà hiệu quả

3. Chi phí thi công sơn ngoại thất

Chi phí thi công sơn ngoại thất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi phí thi công sơn ngoại sau đây:

Chi phí tự thi công sơn: 

Đây là phương án được nhiều gia chủ lựa chọn. Đặc biệt là với các công trình ngoại thất có diện tích thi công nhỏ. Hoặc gia chủ đã có nhiều kinh nghiệm thi công sơn. Chi phí thi công chủ yếu là tiền nguyên vật liệu và dụng cụ để thi công. Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng gia chủ sẽ lựa chọn các loại sơn phù hợp và chuẩn bị các dụng cụ thi công cần thiết.

Chi phí khi thuê đội thi công:

Đây là một trong những phương án được rất nhiều gia chủ lựa chọn để tiết kiệm thời gian và công sức. Với phương án này thì gia chủ có thể lựa chọn thi công sơn trọn gói hoặc thuê nhân công.

Giá thi công sơn ngoại thất trọn gói dao động trong khoảng 60.000 – 80.000 VNĐ/ m2. Mức giá này phụ thuộc vào loại sơn sử dụng, số lớp thi công,…. Khi thi công diện tích lớn bạn có thể thương lượng để có mức giá thấp hơn.

Giá thuê nhân công thi công sơn dao động trong khoảng 15.000 – 18.000 VNĐ/ m2.

Chi phí thi công sơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Chi phí thi công sơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Trên đây là quy trình thi công sơn ngoại thất đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên để lại những thắc mắc của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Xem thêm: Giá sơn ngoại thất các hãng mới nhất

Tags: