5 sai lầm khi thi công sơn chống cháy bạn cần tránh

1. Sai lầm khi thi công sơn chống cháy 1: Không làm sạch kỹ bề mặt trước thi công

Thi công sơn chống cháy là quá trình đòi hỏi các bước thực hiện đúng quy chuẩn trong thi công. Và cần người thợ sơn phải có kinh nghiệm, cũng như tay nghề kỹ thuật tốt khi tiến hành sơn. Nếu bước vệ sinh bề mặt không được thực hiện kỹ sẽ khiến hiệu quả thi công không đạt chuẩn. Đồng thời, ảnh hưởng đến độ hoàn thiện và làm giảm tính thẩm mỹ bề mặt công trình. Bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia xây dựng, người có kinh nghiệm thi công sơn chống cháy. Để rút ra những kinh nghiệm, lưu ý khi thực hiện sơn cho bề mặt công trình của mình.

Đối với bất cứ công trình nào cũng vậy, trước khi thi công cần vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Tránh hiện tượng bề mặt còn sần sùi, phồng rộp, rạn nứt hay dính các tạp chất, bụi bẩn.

Bạn nên tìm hiểu về khâu chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn chống cháy. Đối với bề mặt cần sơn lại hoặc sơn mới sẽ có bước tiến hành làm sạch khác nhau. Việc loại bỏ tình trạng khuyết tật trên bề mặt sẽ giúp tăng hiệu quả tối đa cho sơn chống cháy. Lớp sơn tăng độ bám dính,phủ đều, mịn, tạo nên “hàng rào” bảo vệ cho cấu kiện sắt, thép. Bên cạnh đó, còn giúp tăng sự kết dính giữa các lớp sơn lót chống rỉ và sơn chống cháy. Độ dày màng sơn đạt định mức tiêu chuẩn sẽ tăng thời gian chống cháy của màng sơn.

 

Nên làm sạch bề mặt trước khi thi công
Nên làm sạch bề mặt trước khi thi công
>> Giải đáp: Sơn chống cháy có độc không?

2. Sai lầm khi thi công sơn chống cháy 2: Pha sơn không đúng tỷ lệ

Các sản phẩm sơn chống cháy trên thị trường hiện nay, đều có hướng dẫn sử dụng chi tiết. Nhà sản xuất có trách nhiệm phải cung cấp cho người dùng về tỷ lệ pha sơn đúng chuẩn. Với mỗi loại sơn khác nhau sẽ có tỷ lệ pha riêng và sử dụng loại dung môi pha riêng.

Nếu việc pha sơn không đúng theo tiêu chuẩn, sẽ khiến màng sơn xuất hiện nhiều lỗi không mong muốn. Ví dụ như: màng sơn bị chảy, loang lổ hay thường thấy lớp sơn bị nhăn lại, rạn nứt,…

Để hạn chế tình trạng xảy ra các lỗi thường gặp đối với màng sơn chống cháy. Bạn hãy đọc kỹ cách sử dụng sơn mà hãng sơn đã hướng dẫn trên bao bì. Pha sơn theo đúng tỷ lệ và định mức tiêu chuẩn từ nhà sản xuất khuyến cáo. Nên nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ nhân viên ngành sơn, thợ thi công sơn hoặc chuyên gia trong ngành.

Nếu gặp phải tình trạng trên, buộc người thi công phải loại bỏ sạch sẽ lớp sơn bị lỗi. Dùng giấy nhám chà mịn bề mặt, tăng độ ma sát, bám dính cho lớp sơn chống cháy. Sau đó, sử dụng hỗn hợp sơn đã pha trộn đều – chuẩn để tiến hành thi công từng lớp sơn.

Nên pha sơn theo tỷ lệ nhà sản xuất hướng dẫn
Nên pha sơn theo tỷ lệ nhà sản xuất hướng dẫn

3. Sai lầm khi thi sơn chống cháy 3: Sử dụng loại sơn chưa phù hợp

Các cấu kiện vật liệu bề mặt cần sơn chống cháy hiện nay là: sắt, thép, nhôm, gỗ, bê tông,… Mỗi dạng vật liệu có kết cấu khác nhau nên không thể dùng chung một loại sơn. Trên thị trường sơn hiện nay rất đa dạng về sản phẩm giúp chống cháy, chịu nhiệt cho công trình. Phổ biến nhất vẫn là chống cháy cho các bề mặt kim loại có gốc nhựa Acrylic, PU hoặc Epoxy. Còn sơn chống cháy cho bề mặt gỗ thường có gốc dầu bóng, dạng trong suốt để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ và nhờ sự tư vấn từ người có kinh nghiệm trong ngành để chọn loại sơn phù hợp. Đặc biệt, phải mua sơn tại các địa chỉ cửa hàng uy tín, phân phối chính hãng sơn chống cháy. Tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến công trình thi công.

Hãy chọn loại sơn chống cháy chuyên dụng cho từng vật liệu
Hãy chọn loại sơn chống cháy chuyên dụng cho từng vật liệu

4. Sai lầm 4: Độ dày màng sơn chưa đạt định mức tiêu chuẩn

Đây cũng là một trong những sai lầm lớn khi thi công sơn chống cháy. Bởi lớp sơn có đem lại hiệu quả cao và lâu bền hay không cũng phụ thuộc vào độ dày.

 Định mức tiêu chuẩn của lớp sơn chống cháy:

  • Lớp sơn lót: Chức năng của sơn lót là chống rỉ, tăng độ kết dính của bề mặt vật liệu với sơn chống cháy. Độ dày tiêu chuẩn của sơn lót khi đạt độ khô hoàn toàn là từ 50 micron đến 60 micron.
  • Lớp sơn chống cháy lần 1: Lớp sơn đầu tiên cần được thi công kỹ lưỡng, đều tay. Trong bước này, thao tác thi công rất quan trọng, vì lớp sơn đầu nên đạt độ mỏng vừa phải. Độ dày dao động khoảng 100 micron đến 200 micron.
  • Lớp sơn chống cháy lần 2: Nên thi công lớp sơn này dày hơn lớp thứ nhất. Khuyến cáo từ chuyên gia xây dựng là độ dày lớp sơn thứ 2 cần đạt từ 250 – 350 micron.
  • Lớp sơn chống cháy lần 3: Sơn chống cháy thường sơn tối thiểu 3 lớp là đạt chuẩn. Nhưng có thể tùy theo kết cấu vật liệu hay loại sơn sử dụng sẽ cần thi công thêm nhiều lớp. Từ lớp sơn này trở đi, độ dày màng sơn sẽ tương tự như lớp sơn thứ 2 (250-350 micron). Hãy chắc chắn rằng các lớp sơn đạt độ khô tiêu chuẩn để không ảnh hưởng đến kết cấu sơn.
Sai lầm khi thi công sơn chống cháy: Độ dày các lớp sơn chưa đạt định mức tiêu chuẩn
Sai lầm khi thi công sơn chống cháy: Độ dày các lớp sơn chưa đạt định mức tiêu chuẩn

5. Sai lầm 5: Không tiến hành nghiệm thu trong khi thi công

Đây là bước bắt buộc, không thể thiếu trong mọi quy trình thi công, đặc biệt là sơn chống cháy. Nhưng nhiều chủ công trình thường chủ quan, bỏ qua các bước nghiệm thu trong quá trình thi công. Dẫn đến nhiều lỗi thi công hiện tượng màng sơn gồ ghề, rỗ khí, rạn nứt màng sơn,… Các lỗi này lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến kết cấu vật liệu, làm giảm hiệu quả chống cháy.

5 cách nghiệm thu sơn chống cháy mà bạn nên áp dụng ngay khi thi công:

  • Quan sát bề mặt bằng mắt thường: Là phương pháp nghiệm thu đơn giản – nhanh gọn – tiết kiệm nhất. Nhưng phải là người có kinh nghiệm thi công sơn lâu năm mới đánh giá được bề mặt đạt chuẩn hay không.
  • Sử dụng thiết bị đo độ nhám: Để kiểm tra vật liệu sau khi thực hiện chà phẳng – nhám bề mặt. Cách nghiệm thu này áp dụng trước khi sơn chống cháy.
  • Dùng thiết bị kiểm tra hiện trường: Là sử dụng các công cụ đo độ ẩm, nhiệt độ trong môi trường thi công. Đảm bảo đạt điều kiện thi công sơn theo tiêu chuẩn.
  • Đo độ dày màng sơn ướt bằng thiết bị chuyên dụng: Bước này thường áp dụng kiểm tra trong các công trình lớn. Nhằm xác định độ ướt của màng sơn ngay khi mới thi công.
  • Đánh giá độ khuyết tật của màng sơn
Bước nghiệm thu công trình đóng vai trò rất quan trọng
Bước nghiệm thu công trình đóng vai trò rất quan trọng

Trên đây là 5 sai lầm khi thi công sơn chống cháy thường gặp nhất. Chúng tôi đã đưa ra một số cách xử lý và khắc phục lỗi xảy ra khi thi công sơn sai cách. Bạn hãy lưu lại nội dung thông tin bài viết để áp dụng xử lý cho công trình của mình nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Mua sơn chống cháy JYMEC ở Bình Dương ở đâu? 

Tags: