Top 4 Hãng sơn chống cháy được tin dùng nhất hiện nay

Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào?

Khái niệm

Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy và một số thành phần phụ gia khác. Đây là dòng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất hiện nay sử dụng nhằm phòng ngừa cháy nổ. Để đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, rất nhiều các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ công trình của mình.

Sau khi thi công sơn cho bề mặt kết cấu thi công hoặc vật liệu, màng sơn sẽ hình thành nên lớp bảo vệ tối ưu. Lớp bảo vệ này giúp cho vật liệu và kết cấu có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro do lửa gây nên. Nó cũng giúp hạn chế cháy nổ, kéo dài thời gian trong khi chờ lực lượng cứu hoả tới.

Bên cạnh đó, sơn giúp chống cháy có khả năng cảm biến nhiệt độ. Nó có thể tự tăng độ dày của màng sơn lên sau đó tạo ra bức tường ngăn chặn ngọn lửa tiếp xúc với bề mặt kết cấu và vật liệu. Sơn giúp sinh ra các khí không bắt lửa và có thể duy trì nhiệt độ luôn dưới 400 độ C.

Sơn chống cháy là gì?
Sơn chống cháy là gì?

Ưu điểm vượt trội của sơn giúp chống cháy:

  • Phòng chống cháy nổ hiệu quả
  • Bảo vệ tối ưu tính bền bỉ cho kết cấu công trình
  • Giảm độc tố
  • Tăng cường cách nhiệt
  • Sơn áp dụng thi công trên nhiều bề mặt, vật liệu khác nhau
  • Thi công sơn đơn giản, dễ dàng
  • Tuổi thọ sơn bền lâu, tối ưu, tiết kiệm chi phí

Cách thức hoạt động của sơn chống cháy

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy khá đơn giản. Cụ thể: 

  • Khi nhiệt độ đạt đến một giới hạn nhất định. Lớp sơn sẽ phồng rộp lên với dạng tổ ong. 
  • Tùy từng loại sơn, công thức tiên tiến chống cháy của sơn có thể lên đến gấp 50 lần so với độ dày của màng sơn ban đầu.
  •  Màng sơn này tạo nên một cách nhiệt hiệu quả giúp bảo vệ kết cấu và các bề mặt vật liệu. 

=> Chình vì vậy, loại sơn này hoạt động giúp cho bề mặt kết cấu, vật liệu có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ cho phép và hạn chế tối đa sự lan truyền của lửa.

sơn chống cháy hoạt động như thế nào?

sơn chống cháy hoạt động như thế nào?

Sử dụng sơn chống cháy cho những công trình nào?

Thông thường sơn chống cháy được sử dụng cho các công trình kết cấu thép tiền chế, các công trình nhà xưởng sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy dòng sơn này được thi công trong các tòa nhà lớn. Đối với nhiều gia đình có nhà ở, căn hộ thường sử dụng sơn nhằm đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Sơn chống cháy có thể áp dụng thi công cho nhiều bề mặt, vật liệu khác nhau. Không chỉ sơn cho phần lõi cốt thép của công trình. Nó được áp dụng trên nhiều bề mặt khác nhau như nội ngoại thất, thạch cao, các bề mặt gỗ.

Càng đối với những công trình lớn thì mức độ cháy và lan ra mạnh. Điều này gây ra các hiện tượng cháy nổ thương tâm rất cao. Bạn cần đề phòng và sử dụng sbiện pháp chống cháy cho công trình thi công của mình.

Sơn chống cháy được sử dụng trong công trình nào
Sơn chống cháy được sử dụng trong công trình nào

Sơn chống cháy có đắt không? Làm sao để tính lượng sơn chuẩn?

Giá sơn chống cháy trên thị trường Việt Nam hiện nay cạnh tranh với nhiều mức giá khác nhau. Trung bình, giá sơn dao động từ 150.000VNĐ/kg – 250.000VNĐ/kg tuỳ vào từng loại sơn.

Nếu muốn tìm hiểu về chi phí cần bỏ ra cho công trình của mình, bạn có thể tham khảo công thức tính sau:

Diện tích bề mặt cần thi công (m2) x Định mức của sơn tương ứng với thời gian chịu lửa (kg/m2) x Đơn giá sơn (VNĐ/kg) = Thành tiền (VNĐ)

Tầm quan trọng của sơn chống cháy cho các công trình xây dựng

Ngày nay, hầu hết các công trình lớn như bệnh viện, trung tâm thương mại hay các tòa nhà đều sử dụng kết cấu thép để xây dựng. Thép có ưu điểm đẹp, dễ lựa chọn. Chính vì thế là tính chịu nhiệt của nó lại trở thành khuyết điểm khi  nếu có hoả hoạn. Đặc biệt, đối với những công trình thường có lượng máy móc sản xuất và mật độ di chuyển cao.

Những nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn, việc sử dụng sơn chống cháy mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể như:

  • Bảo vệ tính mạng và tài sản: Sơn giúp hạn chế sự lan truyền của lửa, khói. Nó giúp cho cấu trúc vật liệu không bị cháy rủi và phát nổ. Từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và của, tạo môi trường an toàn cho khu vực lân cận.
  • Tăng cường thời gian thoát hiểm: Sơn giúp tăng thời gian thoát hiểm khi có cháy nổ. Giảm tốc độ lan truyền  tạo điều kiện cho mọi người thoát ra ngoài và gọi cứu hoả.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn và quy định về phòng chống cháy nổ: Sử dụng ơn chống cháy là một trong những quy định quan trọng nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản.
  • Tăng khả năng cách nhiệt: Sơn giúp giữ nhiệt độ bên trong ngôi nhà không bị tác động bưởi nguồn nhiệt bên ngoài. Giữ môi trường thoáng máy, tiết kiệm năng lượng.
Lý cho nên sử dụng sơn chống cháy
Lý cho nên sử dụng sơn chống cháy

4 Hãng sơn chống cháy hiệu quả tốt nhất hiện nay

Sơn chống cháy KOVA

Sơn chống cháy Kova thuộc thương hiệu sơn Kova Việt Nam. Đây là một trong những hàng sơn nổi tiếng được người dùng tin tưởng. Được sản xuất dựa trên công thức kết hợp công nghệ chống cháy Nano đến từ vỏ trấu cùng cơ chế cháy phồng. SỰ kết hợp này đem lại hiệu quả bảo vệ bền bỉ cho bề mặt vật liệu. Nó khiến cho quá trình chống cháy dài hơn, hạn chế khói độc gây hại cho môi trường và con người. Với khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C, sản phẩm sơn của Kova sẽ giúp giảm thiểu tối đa tổn hại về con người và tài sản.

Bên cạnh đó, sơn chống cháy Kova với các thành phần sơn an toàn, hiệu quả. Sơn không chứa các chất độc hại như: chì, thủy ngân, selen hay kim loại nặng. Nhờ vậy, sơn được ứng dụng phổ biến trong các công trình như nhà chung cư, trường học, bệnh  viện hoặc siêu thị, khách sạn.

Sơn chống cháy Kova
Sơn chống cháy Kova

Sơn chống cháy Hải Phòng

Sơn chống cháy Hải Phòng được cấu tạo chủ yếu từ góc nhựa poly vinyl acetate. Kết hợp với phần phần chứa chất chống cháy có nguồn gốc Photpho và Nitơ. Đây là sản phẩm mang lại hiệu quả bảo vệ bề mặt tối ưu, bền vững với môi trường và thân thiện với sức khỏe con người.

Đặc tính nổi trội của sơn chống cháy Hải Phòng:

  • Sơn có khả năng chống cháy lên đến 200 phút – sơn được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy do bộ Công An – Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cấp.
  • Sơn có độ bền bỉ, tuổi thọ cao.
  • Màng sơn chắc chắn, có thể tương thích với nhiều bề mặt thi công khác nhau.
  • Sơn có thể chịu được các tác động mạnh mẽ đến từ nước, môi trường. Hạn chế tối đa các hiện tượng bong tróc phồng rộp hay tách lớp sơn.
  • Sơn khô nhanh, tuy nhiên không dễ bị đóng rắn. Tốt nhất nên sử dụng sơn sau từ 2-3 tiếng pha trộn).
Sơn chống cháy Hải Phòng
Sơn chống cháy Hải Phòng

Sơn chống cháy Thế hệ mới

Sơn chống cháy Thế Hệ Mới cũng là một trong những dòng sơ uy tín, hiệu quả hàng đầu. Sơn được rất nhiều công trình ưa chuộng, sử dụng hiện nay. Sơn là loại Epoxy chống cháy tổng hợp với hai thành phần. SƠn được sản xuất với phương pháp Photphat hóa không có Halogen đảm bảo an toàn, chất lượng được kiểm định rõ ràng.

Cơ chế trương phồng bề mặt của sơn tạo nên lớp carbon bảo vệ có độ cứng dày hơn gấp 10 lần độ dày ban đầu. Lớp carbon này bảo vệ tốt bề mặt vật liệu, ngăn chặn không cho lửa có thể tác động trực tiếp với vật liệu, bề mặt thi công.

Đặc điểm của sơn Thế Hệ Mới:

  • Khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C, kéo dài thời gian cứu hộ bảo vệ
  • Khả năng bám dính cao, không cần thi công sử dụng sơn phủ.
  • Khả năng chống thấm an toàn hiệu quả, hạn chế tác động của nước và thời tiết ảnh hưởng đến khả năng chống cháy của sơn.
  • Bề mặt sơn sau hoàn thiện có độ thẩm mỹ cao.
  • Thời gian sơn khô nhanh chóng, rút ngắn tiến độ thi công.
Sơn chống cháy thế hệ mới
Sơn chống cháy thế hệ mới

Sơn xịt chống cháy Bosny

Bosny là dòng sản phẩm sơn chống cháy dạng sơn xịt chịu nhiệt an toàn, hiệu quả tối ưu. Sơn có khả năng đem lại sự bảo vệ tối ưu trước các tác động của nhiệt độ lên đến 600 độ C. Nó giúp chống ăn mòn, đem lại tính thẩm mỹ cao cho bề mặt thi công.

Công dụng của sơn xịt chịu nhiệt Bosny:

  • Công nghệ chống cháy đến từ Thái lan với nhiệt độ chịu đựng lên đến 600 độ C..
  • Sơn giúp chống lại các tác nhân đến từ môi trường và con người gây mài mòn bề mặt.
  • Phạm vi sử dụng của sơn rất phong phú, đa dạng như: cổ pô xe, bếp gas, tủ lạnh, lò nướng, chảo nướng…một số vật dụng trang trí bằng kim loại khác…
  • Thành phần sơn an toàn, thân thiện, không chứa các hóa chất độc hại cũng như kim loại nặng.
Sơn xịt chống cháy Bosny
Sơn xịt chống cháy Bosny

Điều kiện bắt buộc khi thi công sơn chống cháy

Thi công sơn cần phải thi công sự trên quy định về phòng chống cháy nổ tại địa phương. Sơn giúp chống cháy tiêu chuẩn cần thực hiện cụ thể theo các bước như sau:

  • Độ ẩm không khí: Không thi công sơn chống cháy nếu độ ẩm trong không khí trên 85%.
  • Nhiệt độ của môi trường: Không thi công nếu nhiệt độ trên ngưỡng 45 độ C hoặc dưới 5 độ C.
  • Nhiệt độ bề mặt vật liệu: Nếu nhiệt độ của vật liệu quá cao có thể gây hại cho màng sơn. Chính vì vậy, khi thi công, tuỳ vào mức nhiệt bạn nên có cách khắc phục  như chuyển đổi thời gian làm việc từ sáng qua tối. Bạn cũng nên che chắn hoặc di chuyển vật liệu vào bên trong công xưởng, những vị trí có nhiệt độ mát mẻ.
  • Các điều kiện khác: Tốt nhất nên hạn chế sự nhiễm bẩn từ bụi. Nếu thi công sơn gặp trời mưa bão hay gió mạnh, bạn nên ngừng thi công nhằm tránh hư hại đến màng sơn.

Quy trình thi công sơn chống cháy

Sơn chống cháy là dòng sơn đặc biệt, thi công đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và quy trình khắt khe. Để sơn có thể hoạt động bảo vệ bề mặt, kết cấu một cách hiệu quả nhất, công đoạn thi công là rất quan trọng. Dưới đây là 5 bước thi công sơn giúp chống cháy đạt chuẩn nhất:

Thi công sơn như thế nào
Thi công sơn chống cháy như thế nào?

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Đối với bất kỳ công trình thi công nào, công đoạn chuẩn bị bề mặt là công đoạn không thể thiếu. Đây là bước quan trọng giúp quyết định tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả bảo vệ cả sơn cho vật liệu. Bề mặt thi công cần phải được làm sạch, đảm bảo độ khô theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở nên. Lấy SA 2.0 làm tiêu chuẩn làm sạch giúp cho màng sơn chống cháy có thể bám dính một cách tốt hơn. Sơn gia tăng hiệu quả chống ăn mòn, tạo bám bề mặt nhanh và bền bỉ với thời gian.

Không nên thi công sơn khi bề mặt thi công vẫn tồn tại bụi bẩn, dầu mỡ và một số tạp chất khác trên bề mặt. Bạn có thể sử dụng dầu hôi, xăng xe máy hoặc dung môi giúp làm sạch bề mặt thi công.

Để kiểm tra bề mặt đã đạt chuẩn hay chưa có thể áp dụng 2 cách sau đây:

  • Kiểm tra độ sạch với bụi bẩn: Sử dụng kính lúp phóng đại để kiểm tra bề mặt còn sót lại bụi bẩn, bụi sơn hay không. Nếu không, bề mặt đã đạt yêu cầu để thi công.
  • Kiểm tra dầu mỡ: Nhỏ từ 2-3 giọt xăng lên bề mặt thép được làm sạch. Để xăng trên bề mặt khoảng 15 giây sau đó giấy lọc xăng để kiểm tra. Sau khi hai tờ giấy lọc bay hết xăng, màu sắc bay hơi của hai tờ giống nhau thì khi đó bề mặt đã đạt yêu cầu về độ sạch.

Bước 2: Thi công công lớp sơn lót phù hợp

  • Sơn lót có vai trò như lớp liên kết trung gian giữa bề mặt thi công và lớp sơn phủ. Lớp sơn này rất quan trọng và không thể thiếu giúp tạo độ bám dính tốt.
  • Thi công sơn lót cần đảm bảo lớp sơn có độ dày tiêu chuẩn. Nên thi công tối thiểu từ 1–2 lớp sơn lót tùy vào tính chất của công trình thi công. Mỗi lớp sơn nên để độ khô tối đa là 30 phút.
  • Sau khi sơn cần nghiệm thu sơn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ bám dính cũng như độ dày của màng sơn.

Bước 3: Thi công lớp sơn phủ

Sau khi lớp sơn lót khô hoàn toàn, bạn có thể thi công lớp chống cháy tiếp theo. Thời gian chống cháy phụ thuộc phần lớn vào độ dày của màng sơn.

Lưu ý: 

  • Sử dụng dụng cụ đo độ dày của màng sơn sau khi sơn được hoàn thiện.
  • Nên sử dụng súng phun cỡ lớn hoặc bec phun giữ cho bề mặt sơn được láng mịn, bền đẹp hơn.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng độ khô và độ dày tiêu chuẩn của màng sơn sau khi thi công xong.

Bước 4: Sơn phủ màu

Sơn phủ màu là lớp sơn sau khi hoàn thiện lớp sơn chống cháy. Lớp sơn này thi công giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình thi công. Bên cạnh đó, nó cũng như một lớp bảo vệ cho lớp chống cháy đạt hiệu quả tốt.

Bước 5: Nghiệm thu công trình

Theo tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia, các bước nghiệm thu như sau:

  • Kiểm tra đúng thời gian khô của màng sơn có đạt tiêu chuẩn theo hướng dẫn hay không.
  • Kiểm tra độ bám dính và độ dày tiêu chuẩn của các lớp sơn.
  • Kiểm tra độ phủ của lớp sơn trên các chi tiết và bề mặt nhỏ, nhiều góc khuất.

Một số lưu ý khi thi công sơn chống cháy

Khi biết ứng dụng của sơn dùng cho các công trình thi công nào, để đạt được hiệu quả thi công một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau đây. Những lưu ý này giúp mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất, giúp cho công trình của bạn mãi bền đẹp với thời gian:

  • Tiến hành kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thi công sơn tránh ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của màng sơn.
  • Đảm bảo bề mặt thi công được làm sạch tuyệt đối giúp cho sơn có thể phát huy được hết công dụng bảo vệ cho công trình.
  • Chú ý đến môi trường tiêu chuẩn khi thi công sơn. Các yếu tố bao gồm độ ẩm, độ khô đều cần tính toán hợp lý giúp cho sơn bám dính chắc chắc và khô nhanh hơn.
  • Nên sử dụng các dòng sơn lót tương thích giúp  tăng hiệu quả của lớp sơn chống
Một số lưu ý khi thi công sơn
Một số lưu ý khi thi công sơn

Bài viết trên đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn những kiến thức về sơn chống cháy. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ công trình thi công của mình. Theo dõi ngay chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhé!

Một số câu hỏi thường gặp

Có thể thi công sơn phủ màu lên lớp sơn chống cháy hay không?

Trả lời: Có thể sơn thêm lớp sơn màu trang trí sau khi sử dụng lớp chống cháy chuyên dụng.

Những loại vật liệu nào có thể sử dụng sơn chống cháy?

Trả lời: Các bề mặt áp dụng sơn rất nhiều. Sơn có thể phủ lên bề mặt bê tông, thạch cao, gỗ hay sắt thép, kim loại… Sơn cũng được dung cho pô xe, cáp điện hay các kết cấu thép.

Sơn chống cháy có thể chịu nhiệt được bao nhiêu phút?

Trả lời: Tùy vào từng dòng sơn khác nhau mà có thể chịu nhiệt trong khoảng thời gian khác nhau. Tối đa khác nhau lên đến 180 phút. Thời gian chống cháy cũng tùy vào nhu cầu chống cháy của từng công trình thi công.

Thời gian khô của sơn phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời: Thời gian khô sơn phụ thuộc phần lớn vào: nhiệt độ, điều kiện thời tiết, độ dày màng sơn….

Tags: