asdfasfasf
13-06-2024
Ngày nay, gỗ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm kiến trúc xây dựng. Gỗ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, chi phí tối ưu cũng như hiệu quả thi công. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó, gỗ là vật liệu dễ bắt lửa và cháy. Vậy sử dụng sơn chống cháy cho gỗ có hiệu quả hay không? Vì sao nên chống cháy cho vật liệu gỗ? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Gỗ từ lâu là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình thi công, kiến trúc. Gỗ được ứng dụng rất nhiều cho cả không gian nội thất và ngoại thất. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, vật liệu này cũng được sử dụng tiện lợi hữu ích và đa dạng hơn so với kiểu sử dụng vật liệu gỗ thô ngày xưa. Các công trình sử dụng gỗ cho nhà ở có thể kể đến như:
Vật liệu gỗ được khai thác, sử dụng tối ưu đem lại giá trị cho cuộc sống. Tuy nhiên vật liệu này khi sử dụng thi công cho các công trình luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy. Bởi đây là vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa nên các công trình khi sử dụng vật liệu cần đưa ra các biện pháp bảo vệ, chống cháy cho gỗ. Trên thực tế, trên thị trường hiện nay có rất nhiều biện pháp chống cháy cho vật liệu gỗ. Tuy nhiên, giải pháp sơn chống cháy cho gỗ được xem là giải pháp chống cháy phô biển và đá ứng các tiêu chí về tín thẩm mỹ cũng như bảo vệ tối ưu cho bề mặt vật liệu.
Sơn chống cháy cho gỗ giúp bảo vệ tính an toàn và năng chịu lửa, nhiệt độ vô cùng tốt. Để sơn hoạt động hiệu quả, phát huy tối đa tính bảo vệ, sơn cần phải đạt các tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn của Việt Nam về các toà nhà chung cư và thương mại.
Sau khi thi công sơn chống cháy cho gỗ, các trường hợp xảy ra hoả hoạn, gặp nhiệt độ cao sơn sẽ phản ứng. Trong trường hợp khói bốc lên, vật liệu nóng lên đến 100 độ C, lớp sơn chống cháy sẽ phồng lên. Độ phồng của lớp sơn này có thể dày gấp 50 lần do với lớp sơn ban đầu. Nó tạo thành lớp Cacbon cách nhiệt cho gỗ và kéo dài thời gian lửa bắt vào gỗ.
Sơn chống cháy giúp làm chậm quá trình lan truyền lửa, tăng nhiệt. Nó giúp kéo dài thòi gian chịu đựng của gỗ lên đến 30-90 phút. Với khoảng thời gian này có thể đảm bảo hỗ trợ mọi người di dời khỏi vùng hoả hoạn và hạn chế các thiệt hại về của cải. Với những công trình có kết cấu gỗ,khung cấu trúc gỗ và lớp bọc bên trong, ngoài của ngôi nhà là những khu vực có thể xảy ra sụp đổ khi có hoả hoạn. Sử dụng sơn chống cháy cho gỗ giúp bảo vệ tính bền bỉ của gỗ, hạn chế tối da tình trạng sập cấu trúc toà nhà.
Rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn về hai sản phẩm sơn này. Sơn chống cháy sử dụng cho gỗ, khi gặp cháy nổ, sơn với nguyên lý tự dộng trương phồng. Khi ngọn lửa lan rộng, nhiệt độ lên cao lên đến 100 độ C. Khí trơ thoát tra từ trong sơn và là chậm lại, ngăn chặn sự lan truyền của lửa sang các bề mặt khác nhau. Màng sơn với cơ chế trương phồng gấp 40-70 so với ban đầu khi gặp lửa. Nó tạo ra lớp màng ngăn bảo vệ vật liệu gỗ không tiếp xúc trực tiếp với lửa.
Sơn chịu nhiệt là vật liệu sơn đặc biệt, sơn có thể chịu được nhiệt độ từ 200 độc C đến 1000 độ C. Sơn có thể chống lại các tác nhân như nhiệt độ, lửa, khói và rỉ sét. Nó được thiết kế, sản xuất với khả năng chịu nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài những lại không thể bảo vệ được vật liệu dễ cháy như gỗ. Vật liệu sơn giảm nhiệt nỳ cũng không được thiết kế để dập lửa. Thành phần sơn không có khí trơ thoát ra, nó chỉ làm giảm cơ hội và tốc độ cháy trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói chung, đây là hai vật liệu sơn dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng chống cháy cho gỗ. Một loại sơn có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng không bảo vệ được vật liệu gỗ cháy, một loại có thể kéo dài và bảo vệ gỗ tối ưu nhất..
>> Xem thêm: Vì sao nên sơn chống cháy cho kết cấu thép nhà xưởng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm sơn chống cháy. Với sự đa dạng về thương hiệu cũng như chất lượng sẩn phẩm, thật khó để người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng loại sơn phù hợp, tốt nhất. Một số tiêu chí bạn có thể tham khảo khi lựa chọn sơn cho công trình của mình đó là:
Bài viết trên đây chia sẻ cho bạn một số thông tin về sơn chống cháy cho gỗ. Hy vọng này sẽ giúp bạn bảo vệ tối ưu công trình thi công của mình. Theo dõi ngay chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích nhất về sơn nhé!
Tags: